Khó khăn trong điều trị đái tháo đường

SKNT- Với sự phát triển của cuộc sống ngày nay, dường như đái tháo đường trở thành một căn bệnh với mức độ “phủ sóng” cao, không giới hạn ở bất cứ độ tuổi nào. Tuy nhiên, việc chữa trị bệnh đái tháo đường thực sự gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp, mất nhiều công sức và ảnh hưởng tới cuộc sống của mỗi bệnh nhân.

Bệnh nhân được chẩn đoán mắc đái tháo đường sẽ phải xác định sống chung với bệnh này đến hết đời vì hiện nay chúng ta chưa tìm ra thuốc chữa đái tháo đường dứt điểm. Tuy nhiên, các loại thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng không mong muốn, không có lợi cho sức khỏe.

- Tác dụng phụ khi dùng thuốc điều trị

+ Hạ đường huyết: Hạ đường huyết khiến người bệnh cảm thấy đói, mệt mỏi, vã mồ hôi, choáng váng, loạng choạng, hạ huyết áp, tim đập nhanh, nhịp tim loạn. Thậm chí, có thể gây hiện tượng nặng hơn như trụy tim mạch, mất ý thức, hôn mê. Điều đáng nói là tình trạng hạ đường huyết nếu không được cấp cứu kịp thời trong 30 phút sẽ dẫn đến tử vong. Trung bình người đái tháo đường trong 10 năm sẽ bị hạ đường huyết khoảng 3.000 lần và càng về sau, tình trạng này càng xuất hiện nhiều hơn. Đây cũng là tác dụng phụ thường gặp nhất ở bệnh nhân đái tháo đường.

Người bệnh đái tháo đường bị hạ đường huyết

+ Dị ứng thuốc: Dị ứng thuốc với sự xuất hiện của ban mẩn ngứa trên da, sưng nề mắt và mặt… cũng là một tác dụng phụ không mong muốn của thuốc. Tác dụng phụ này có thể điều trị đơn giản bằng cách ngừng thuốc và đổi sang loại thuốc khác. Cần nhớ rằng phản ứng dị ứng luôn luôn quay trở lại nếu như ta lại tiếp tục uống thứ thuốc đó. Do vậy, không nên tiếc mà sử dụng lại thuốc dưới bất kỳ dạng nào mà nên sẵn sàng đổi sang các loại thuốc khác khi có chỉ định của bác sĩ.

Dị ứng là tác dụng phụ không mong muốn của bệnh nhân tiểu đường

+ Rối loạn tiêu hóa: Một số thuốc điều trị đái tháo đường gây ra tình trạng rối loạn tiêu hóa. Biểu hiện cụ thể của tình trạng này là đầy bụng hoặc tiêu chảy (Nhóm thuốc Biguanides: Metformin, Glucophage). Tác dụng phụ này có thể tránh được khi sử dụng với liều thấp hơn và uống sau khi ăn. Nếu vẫn còn cảm giác đầy bụng và bị tiêu chảy sau khi đã sử dụng theo đúng khuyến cáo, chắc chắn phải ngưng dùng thuốc và thông báo việc này với bác sĩ để được đổi thuốc.

Hiếm gặp hơn là các tác dụng phụ trên gan, thận khi uống sulphonylurea hoặc chất ức chế DPP-IV. Có thể phát hiện tác động xấu lên gan bằng xét nghiệm máu. Những tác dụng phụ này sẽ hết khi ngưng uống thuốc.

Bên cạnh đó, một số thuốc (như rosiglitazone và pioglitazone) có thể gây giữ nước và các tác dụng xấu cho những bệnh nhân suy tim. Do vậy, những thuốc này không được dùng cho bệnh nhân bị suy giảm chức năng tim.

- Tình trạng giảm đáp ứng với thuốc điều trị theo thời gian mắc bệnh

Nhóm thuốc Sulfonylurea thuốc tây thương dùng để điều trị đái tháo đường hiện nay. Cơ chế của nhóm thuốc này là kích thích tụy tăng tổng hợp insulin, cụ thể hơn là trực tiếp thúc đẩy các tế bào chức năng có trong tụy (tế bào bêta) tổng hợp insulin. Tuy nhiên, với những người bệnh đái tháo đường, số lượng cũng như hoạt động của tế bào bêta này đã bị suy yếu phần nào, khi những tế bào ít ỏi này hoạt động trong thời gian dài, không có thay thế thì sẽ mất dần chức năng và “tê liệt”.

Các nhóm thuốc khác sử dụng các cơ chế còn lại (Ức chế tăng sinh glucose ở gan, tăng nhạy cảm insulin ở tổ chức ngoại vi, tăng sử dụng glucose ở mô, ở cơ hoặc giảm hấp thu glucose ở ruột,…), thì gây ra nhiều tác dụng phụ, đặc biệt là ảnh hưởng tới gan, thận. Nếu người bệnh có bệnh lý ở gan, thận hoặc sử dụng lâu dài các thuốc này có thể dẫn tới suy gan, suy thận và suy giảm chức năng hoạt động của các cơ quan khác. Điều này sẽ khiến cho hiệu quả đáp ứng thuốc của cơ thể người bệnh ngày càng giảm sút.

Vì vậy, người bệnh buộc phải tăng liều dùng để kiểm soát đường huyết. Cứ như vậy, khi tăng liều đến một giới hạn cho phép, các thuốc điều trị không còn tác dụng nữa, dẫn tới tình trạng giảm đáp ứng với thuốc điều trị..

 

P.T.P

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.