Menu
×

Tuyến giáp trạng

Ngày đăng: 01/09/2021 In bài viết này

SKNT - Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Tuyến này nằm phía trước cổ, hình dạng như con bướm. Các bệnh lý tuyến giáp trạng thường gặp là: Suy giáp; Suy giáp bẩm sinh; Cường giáp; Ung thư giáp trạng,...

Tuyến giáp trạng là một tuyến nội tiết quan trọng trong cơ thể. Tuyến này nằm phía trước cổ, trọng lượng khoảng 10-20 gram, hình dạng như con bướm, ngang hàng với các đốt xương sống C5 - T1, phía trước có lớp da, cân và cơ, phía sau giáp khí quản. Tuyến giáp trạng tiết các hormone thyroxine (T4) và triiodothyronine (T3), nhận ảnh hưởng điều hòa của hormone TSH từ tuyến yên trên não. T4/T3 có chức năng điều hòa nhiều chuyển hóa trong cơ thể.

Hình ảnh giải phẫu tuyến giáp

Chức năng

  • Tuyến giáp nằm ở hai bên đầu trước khí quản, xếp thành đôi.
  • Kích tố của tuyến giáp chủ yếu là tyroxin được hình thành từ tyrosin và iot.
  • Tác dụng của thyroxin:
    • Tăng cường quá trình trao đổi chất, kích thích sinh trưởng phát dục.
    • Kích thích hoạt động của tim, tăng cường sự co bóp.
    • Tác động đến hoạt động của các tuyến sinh dục và tuyến sữa.
    • Tăng cường quá trình tạo nhiệt, làm tăng đường huyết.
    • Kích thích sự phát triển và hoàn thiện hệ thần kinh.
  • Nếu tuyến giáp hoạt động không tốt:
    • Nếu thiếu iot trong thức ăn sẽ gây nhược năng tuyến giáp với các biểu hiện: hạ thân nhiệt, trao đổi chất giảm, tăng trưởng chậm, hoạt động sinh dục giảm, tim đập chậm.Ở người xuất hiện bệnh bướu cổ, run tay và chứng đần độn.
    • Hội chứng cường tuyến giáp (bệnh Basedow): do tuyến giáp hoạt động quá mạnh có các biểu hiện: tăng thân nhiệt, tim đập nhanh. Người mắc bệnh này có thể bị lồi mắt...
  • Tuyến cận giáp, nằm cạnh tuyến giáp, tiết ra tyrocanxitonincos tác dụng làm tăng sự hấp thu canxi từ ống tiêu hóa vào máu và từ máu vào xương, làm ổn định canxi huyết.

Các bệnh lý tuyến giáp trạng

  • Suy giáp
  • Suy giáp bẩm sinh
  • Cường giáp
  • Ung thư giáp trạng

Tạp chí Đái tháo đường