Menu
×

Bệnh suy tuyến giáp là gì, ai có nguy cơ mắc

Ngày đăng: 06/04/2018 In bài viết này

SKNT - Bệnh thường gặp ở phụ nữ, chiếm tỉ lệ 2%; trong khi ở nam giới chỉ có 0,1%. Suy giáp cận lâm sàng gặp ở 7,5% phụ nữ và 3% ở nam giới, tăng dần theo tuổi. Suy giáp bẩm sinh gặp ở 1/5000 trẻ sơ sinh.

Khái niệm suy chức năng tuyến giáp

Suy giáp là hội chứng đặc trưng bằng tình trạng suy giảm chức năng tuyến giáp, sản xuất hormon tuyến giáp không đầy đủ so với nhu cầu của cơ thể, gây nên tổn thương ở các mô, cơ quan, các rối loạn chuyển hóa trên lâm sàng và xét nghiệm.

Triệu chứng

- Bệnh nhân mệt mỏi không rõ nguyên nhân, tăng cân dù ăn uống kém, sợ lạnh, chậm chạp, giảm trí nhớ.

- Tổn thương da-niêm mạc, lông tóc móng: thâm nhiễm da và niêm mạc làm biến đổi hình thể :

  • Mặt tròn, da mặt dày, mất nếp nhăn, vàng sáp
  • Phù mi mắt
  • Bàn tay, bàn chân lạnh, dầy, ngón to khó gấp. Gan bàn tay, chân vàng
  • Niêm mạc: lưỡi to, nói khàn, ù tai, ngủ ngáy
  • Tóc khô rụng, lông mu, mày, nách thưa
  • Móng chân, móng tay dễ gẫy

- Hệ thần kinh: Hay quên, giảm trí nhớ, suy nghĩ chậm chạp, trầm cảm, nghe kém, giảm phản xạ gân xương

- Hệ tim mạch: Nhịp chậm< 60 chu kỳ/phút, giảm cung lượng tim, HA thấp. Tiếng tim mờ, tràn dịch màng tim. ECG: điện thế thấp, ST có thể chênh xuống, T dẹt

- Rối loạn tiêu hoá: táo bón dai dẳng do giảm nhu động ruột.

- Hệ hô hấp: Giảm thông khí → giảm oxi máu và tăng CO2. Tràn dịch màng phổi

- Thận - tiết niệu: Giảm đào thải nước tự do → hạ natri máu

- Hệ xương cơ khớp: Đau khớp; tràn dịch khớp, chuột rút Tăng men cơ: CPK, LDH, GOT

- Thiếu máu: đẳng sắc hoặc thiếu máu HC to

  • Rối loạn quá trình sinh tổng hợp HB
  • Thiếu sắt do giảm hấp thu
  • Thiếu acid folic
  • Thiếu Vit B12

- Hệ sinh dục: RL kinh nguyệt: thưa kinh, mất kinh, chảy sữa do mất tác dụng ức chế có HM giáp lên prolactin

  • Ở trẻ em có ảnh hưởng phát triển thể chất:

- Chậm phát triển thể chất, chậm dậy thì do ảnh hưởng của hormon giáp vào quá trình tổng hợp hormon tăng trưởng (GH)

- Gây ra đần độn ở trẻ nếu mẹ mang thai không điều trị

Xét nghiệm

- Xét nghiệm đặc hiệu: FT3, FT4 giảm, TSH tăng hoặc có thể bình thường.

- Xét nghiệm không đặc hiệu:

o Công thức máu: thường có thiếu máu, hồng cầu bình thường hoặc to.

o Sinh hoá máu: Cholesteron, Triglycerid: tăng.

o Glucose, Natri giảm; CK, CKMB tăng.

o Siêu âm tuyến giáp: tuyến giáp teo nhỏ hoặc không quan sát đựơc nhu mô tuyến giáp trên siêu âm (trong các trường hợp suy giáp sau phẫu thuật cắt toàn bộ tuyến giáp), đậm độ nhu mô tuyến giảm âm, có thể có nhiều xơ hoá (do viêm tuyến giáp mạn tính Hashimoto).

o Siêu âm tim: có thể phát hiện tràn dịch màng ngòai tim.

o Chụp XQ tim phổi: bóng tim to do thâm nhiễm cơ tim, có thể có tràn dịch màng tim.

o Điện tâm đồ: nhịp chậm xoang, QRS điện thế thấp ở tất cả các chuyển đạo.

Nguyên nhân

+ Suy giáp tiên phát: Suy giáp tiên phát hay gặp nhất, chiếm 95% các trường hợp.

+ Nguyên nhân tại tuyến giáp:

Xét nghiệm: TSH tăng (chẩn đoán chắc chắn khi TSH >10 μmol/l ), FT4 giảm.

- Viêm tuyến giáp mạn tính tự miễn Hashimoto giai đoạn cuối: chủ yếu gặp ở phụ nữ, tăng lên theo tuổi. Xét nghiệm Anti-TPO hoặc anti-TG thường tăng cao. Hình ảnh giải phẫu bệnh điển hình của viêm tuyến giáp tự miễn mạn tính Hashimoto: nhu mô tuyến bị phá huỷ, thay vào đó là các tổ chức lympho bào.

- Tuyến giáp teo ở phụ nữ mãn kinh.

- Viêm tuyến giáp bán cấp tái phát nhiều lần.

- Một số nguyên nhân hiếm gặp:

o Khiếm khuyết bẩm sinh trong quá trình tổng hợp và bài tiết hormon giáp trạng.

o Rối loạn chuyển hoá Iod: thừa hoặc thiếu Iod.

o Rối loạn gen tại tuyến giáp.

o Không có tuyến giáp.

+ Nguyên nhân do điều trị:

- Sau phẫu thuật tuyến giáp (Cắt quá nhiều hoặc cắt toàn bộ tuyến giáp).

- Sau điều trị Basedow bằng Iod -131.

- Điều trị Basedow bằng thuốc kháng giáp trạng tổng hợp quá liều.

Nguyên nhân của suy giáp thứ phát

- Khối u lành hoặc ác tính của tuyến yên.

- Sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương tuyến yên.

- Hoại tử tuyến yên do mất máu sau đẻ (Hội chứng Sheehan).

- Chiếu tia xạ vào vùng tuyến yên.

- Rối loạn chức năng vùng dưới đồi.

- Lâm sàng: ngoài triệu chứng lâm sàng của suy giáp, bệnh nhân có thể có triệu chứng của suy tuyến thượng thận và/hoặc suy sinh dục (xem thêm bài suy tuyến yên).

- Chẩn đoán dựa vào xét nghiệm:

o TSH bình thường hoặc giảm, FT4 giảm.

o Định lượng hormon tuyến thượng thận và tuyến sinh dục có thể giảm

o Chụp MRI sọ não để phát hiện khối u tuyến yên (trong một số trường hợp nghi ngờ do nguyên nhân tuyến yên, kết hợp khám chuyên khoa mắt: đo thị trường, thị lực).

Suy giáp là vấn đề lớn, tiềm ẩn nhưng ít được quan tâm

Ai có nguy cơ mắc suy giáp

Người có tiền sử:

  • Điều trị cường giáp bằng các phương pháp
  • Tia xạ vùng đầu mặt cổ
  • Các bệnh lý tuyến giáp

Phụ nữ:

  • ≥ 40 tuổi
  • Trong thời gian 6 tháng sau sinh
  • TS viêm tuyến giáp sau đẻ

Người có:

  • Tăng cholesterol
  • TS gia đình bệnh lý tuyến giáp tự miễn dịch
  • Bệnh lý tự miễn khác: lupus, viêm khớp dạng thấp
  • Trầm cảm
  • Dùng các thuốc: lithium, amiodarone

Một trường hợp suy giáp được điều trị tốt

Ai cần đi khám sàng lọc suy giáp     

  • Trẻ sơ sinh
  • Ngay trước khi mang thai và vào giai đoạn sớm của thai kỳ
  • TS gia đình bệnh lý tuyến giáp
  • Sau đẻ nếu có triệu chứng
  • Có bướu cổ
  • Có các bệnh lý tự miễn khác

Tạp chí Đái tháo đường