Menu
×

CÁC BỆNH NỘI TIẾT THƯỜNG GẶP NHẤT HIỆN NAY

Ngày đăng: 23/10/2021 In bài viết này

Hệ nội tiết trong cơ thể bao gồm nhiều cơ quan quan trọng, có vai trò sản sinh ra nhiều loại hormone khác nhau để duy trì hoạt động bình thường của cơ thể. Khi một cơ quan thuộc hệ nội tiết bị rối loạn sẽ dẫn đến các bệnh lý, vấn đề về sức khỏe. Vậy có các bệnh nội tiết thường gặp nào?

1. Rối loạn hệ thống nội tiết gây ra bệnh gì ?

Thực chất, các bệnh nội tiết là tình trạng rối loạn hệ thống nội tiết - mạng lưới sản sinh ra hormone điều hòa nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Hệ thống nội gồm nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác trên cơ thể, chúng có mối liên hệ chặt chẽ về mặt chức năng.

Các bệnh nội tiết thường gặp

Hệ thống nội tiết trong cơ thể gồm nhiều cơ quan nằm rải rác

Tuyến nội tiết gồm 2 phần chính:

  • Phần chế tạo: là các tế bào có nhiệm vụ tổng hợp và phóng thích hormone nội tiết.

  • Phần tiếp nhận: gồm hệ lưới mao mạch phong phú bao bọc quanh tế bào chế tạo để tiếp nhận và đưa hormone vào hệ thống tuần hoàn.

Trong cơ thể có các tuyến nội tiết quan trọng nhất là: tuyến giáp, tuyến yên, vùng hạ đồi, tuyến thượng thận, tuyến tụy, tuyến cận giáp và tuyến sinh dục. Rối loạn hệ thống nội tiết thường xảy ra ở một vài tuyến nội tiết này, khi hệ thống thông tin phản hồi nhằm kiểm soát cân bằng hormone gặp vấn đề.

Rối loạn thường gặp có thể là tăng hoặc suy giảm chức năng nội tiết, nguyên nhân gây ra rất đa dạng và biểu hiện bệnh cũng vô cùng phức tạp. 

Các bệnh rối loạn nội tiết đa số rất khó để điều trị

Các bệnh rối loạn nội tiết đa số rất khó để điều trị

2. Các bệnh nội tiết thường gặp nhất hiện nay - không thể bỏ qua 5 bệnh sau

Rối loạn nội tiết có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó các bệnh nội tiết thường gặp gồm: suy giáp, suy hoặc cường tuyến thượng thận, đái tháo đường, suy tuyến yên,… Tùy vào mức độ rối loạn nhẹ hay nghiêm trọng mà người bệnh có thể có hoặc không có triệu chứng.

2.1. Tiểu đường

Tiểu đường là một trong các bệnh nội tiết thường gặp, do rối loạn nội tiết liên quan đến sự giảm tiết hoặc rối loạn bài tiết hormone chuyển hóa đường là Insulin. Insulin được tạo ra bởi tế bào beta của tuyến tụy, có vai trò chuyển hóa glucose. Tiểu đường là bệnh nội tiết phổ biến, số người mắc bệnh đang ngày càng tăng lên không chỉ tại các nước phát triển mà ở cả Việt Nam.

Bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát tốt có thể gây ra nhiều hậu quả sức khỏe nặng nề cho người bệnh. Vì thế phát hiện sớm và điều trị để phòng ngừa các biến chứng bệnh là vô cùng quan trọng. Các triệu chứng bệnh tiểu đường bao gồm:

  • Cơ thể mệt mỏi.

  • Đi tiểu thường xuyên.

  • Hay khát và đói bụng.

  • Dễ bị buồn nôn, ói mửa.

  • Thị giác thay đổi.

  • Sụt cân không rõ nguyên nhân.

Thay đổi thói quen ăn uống, kiểm soát đường nạp vào và sử dụng thuốc hỗ trợ nội tiết thường là hai phương pháp điều trị chính cho người bệnh tiểu đường.

Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, sản sinh hormone thấp dưới mức bình thường

Tiểu đường do rối loạn nội tiết liên quan đến sự giảm tiết hoặc rối loạn bài tiết hormone chuyển hóa đường là Insulin

2.2. Suy giáp

Suy giáp xảy ra khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, sản sinh hormone thấp dưới mức bình thường. Bệnh lý này gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể do hormone tuyến giáp tham gia vào nhiều hoạt động chuyển hóa, cụ thể như:

  • Tình trạng mệt mỏi, tăng cân, giảm khả năng hoạt động gắng sức.

  • Tóc và lông các vùng như lông nách, lông mày, lông mu thưa dễ gãy rụng.

  • Cơ thể sợ lạnh, da tái lạnh, thô và khô hơn.

  • Da mỡ, phù niêm mạc toàn thể và thâm nhiễm nhiều cơ quan như lưỡi, thanh quản, mí mắt, cơ,…

  • Nhịp tim chậm, tràn dịch màng tim, tim to.

  • Dễ bị táo bón.

Người bệnh suy giáp nặng có thể gặp nhiều biến chứng sức khỏe nặng nề hơn như suy tim, trí nhớ giảm, nói chậm, chậm vận động và suy nghĩ,… Điều này ảnh hưởng rất lớn đến công việc và cuộc sống, việc điều trị cũng gặp không ít khó khăn.

2.3. Cường giáp

Khi cơ thể dư thừa hormone do tuyến giáp sản sinh, gây tăng chuyển hóa và nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, rối loạn chuyển hóa,... thì gọi là cường giáp. Biểu hiện của bệnh là giảm cân nhanh, nhịp tim nhanh, lòng bàn tay ẩm ướt,...

Hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng do rối loạn cường giáp như:

  • Rối loạn tình dục gây lãnh đạm tình dục, giảm ham muốn, rối loạn cương dương, rối loạn kinh nguyệt,…

  • Rối loạn tiêu hóa gây các chứng đau bụng, tiêu chảy,…

  • Rối loạn tâm thần kinh, cơ thể dễ gặp căng thẳng và kích thích.

Bệnh cường giáp làm tăng chuyển hóa và nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa

Bệnh cường giáp làm tăng chuyển hóa và nguy cơ mắc bệnh chuyển hóa

Ngoài ra, người bệnh cường giáp còn có nhiều triệu chứng rối loạn chuyển hóa khác như rối loạn thị giác, giấc ngủ, khó thở khi gắng sức, tăng cân, yếu cơ, mệt mỏi,… Hậu quả nặng nề nhất mà bệnh cường giáp gây ra là các biến chứng tim mạch như rối loạn chức năng tâm trương, rung nhĩ, dày thất trái, giảm phân suất tống máu, co thắt cơ tim,…

2.4. Suy tuyến yên

Bệnh lý này thường ít được phát hiện và điều trị, chỉ khi khối u tuyến yên quá lớn, chèn ép ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.

Triệu chứng bệnh thường gặp cũng rất đa dạng như:

  • Suy giảm ham muốn tình dục.

  • Sụt cân, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu.

  • Dễ rụng lông và tóc.

  • Cơ thể nhạy cảm hơn với nhiệt độ, sợ lạnh, khó giữ ấm.

  • Trẻ em chậm phát triển thể chất.

  • Phụ nữ nuôi con mất khả năng sản xuất sữa.

2.5. Bệnh tuyến thượng thận

Các bệnh rối loạn nội tiết tuyến thượng thận thường gặp như: Hội chứng Cushing, bệnh Addison, hội chứng Conn, suy thượng thận mạn tính,… Bệnh lý này thường không được phát hiện sớm do triệu chứng bệnh không điển hình, làm tăng nguy cơ biến chứng muộn nguy hiểm như: suy tim, tai biến mạch máu não, khối u lớn ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Bệnh tuyến thượng thận thường phát hiện muộn khi biến chứng nguy hiểm

Bệnh tuyến thượng thận thường phát hiện muộn khi biến chứng nguy hiểm

Điều trị rối loạn tuyến thượng thận gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là sử dụng thuốc nhóm corticoid. Tuy nhiên, loại thuốc này cũng đang được dùng trong điều trị nhiều bệnh lý, dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, biến chứng do thuốc.

Nhìn chung, các bệnh lý nội tiết thường gặp gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe do làm rối loạn nhiều hoạt động chuyển hóa trong cơ thể. Điều trị bệnh chủ yếu là điều trị nội khoa, ngoài ra xạ trị và điều trị ngoại khoa cũng được sử dụng trong một số trường hợp. Bệnh nhân có thể phải dùng thuốc kéo dài suốt đời khi rối loạn nội tiết không được khắc phục.