Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
Cường tiết prolactin do bất kỳ nguyên nhân gì cũng có thể gây suy sinh dục. Nam thường bị giảm tình dục, rối loạn cường dương và đôi khi bị vú to nhưng không bao giờ có chảy sữa.
Prolactin là một hormone được sản xuất bởi thùy trước của tuyến yên, một cơ quan có kích thước nhỏ được tìm thấy ở sàn não thất ba, trong hố yên của thân xương bướm. Prolactin được các hormone của một cơ quan trong não gọi là vùng dưới đồi điều tiết. Vai trò chính của prolactin là kích thính bài tiết sữa (sản xuất sữa ở người mẹ). Bình thường, ở phụ nữ không mang thai, chỉ số prolactin thấp, nó chỉ cao trong thời gian thai kì và sinh con.
Xét nghiệm prolactin là xét nghiệm thường quy trong thăm khám các bệnh về nội tiết sinh sản để:
- Xác định các nguyên nhân gây ra sản xuất sữa khi mẹ không mang thai hoặc cho con bú.
- Chẩn đoán nguyên nhân của rối loạn kinh nguyệt hoặc vô sinh ở phụ nữ.
- Chẩn đoán nguyên nhân của vô sinh và rối loạn chức năng cương dương ở nam giới.
- Phát hiện, chẩn đoán, đánh giá hiệu quả điều trị và phát hiện sự tái phát của khối u sản xuất thừa prolactin (prolactinomas) ở cả nam và nữ.
- Đánh giá chức năng thùy trước tuyến yên hoặc các rối loạn tuyến yên khác ở cả nam và nữ.
Chỉ số prolactin cao có thể ngăn rụng trứng ở phụ nữ hoặc rụng trứng nhưng thiếu progesterone và họ sẽ mất khả năng có con.
Nguyên nhân chỉ số prolactin tăng có thể do bệnh nhân có khối u ở tuyến yên dẫn đến sản xuất và bài tiết thừa prolactin, các khối u này thường nhỏ, kích thước trên dưới 1 cm. Ngoài ra, sự căng thẳng (stress) do bệnh tật, chấn thương thành ngực, co giật, ung thư phổi hoặc sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm tăng polactin ở mức độ nhất định.
Khi chỉ số prolactin tăng, phụ nữ có thể thấy các triệu chứng như: giảm estrogen máu (hypoestrogenism), vô sinh do không rụng trứng (anovulatory), ít kinh nguyệt (oligomenorrhoea), vô kinh, tiết sữa bất ngờ và mất ham muốn tình dục; rối loạn ăn uống, suy giáp...
Hàm lượng prolactin tăng cao trong máu có thể là một nguyên nhân khiến phụ nữ bị vô sinh. Prolactin cao có thể ngăn rụng trứng ở phụ nữ. Khi điều này xảy ra, chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ sẽ bị ngừng hẳn lại (tắt kinh) và họ sẽ mất khả năng có con. Ở một mức độ nhẹ hơn, người bị chỉ số prolactin cao vẫn có kinh nguyệt bình thường, vẫn rụng trứng nhưng không sản xuất đủ hormone progesterone sau khi rụng trứng, khiến trứng thụ tinh không thể làm tổ, dẫn đến vô sinh ở nữ giới.
Tóm lại về nguyên nhân:
Các nguyên nhân sinh lý
Hoạt động thể lực
Vô căn (không rõ căn nguyên)
Đang thai nghén
Stress (chấn thương, phẫu thuật)
Thời kỳ cho con bú
Các nguyên nhân bệnh lý
Chứng to dầu chi
Kích thích thành ngực kéo dài (sau mở lổng ngực, sau cắt vú, herpes zoster, một số bệnh của tuyến vú...)
Xơ gan
Bệnh vùng dưới đồi Suy giáp
Cắt cuống tuyến yên
Các u tiết prolactin
Có thai giả (pseudocyesís)
Suy thận (đặc biệt với thiếu kẽm)
Các tổn thương tủy sống.
Các nguyên nhân do sử dụng một số loại thuốc
Amoxapin
Amphetamin
Các thuốc gây mé
Butyrophenon
Cimetidin
Estrogen
Hydroxyzin
Methyldopa
Metoclopramid
Thuốc ngủ
Nicotin
Phenothiazin
Progestin
Reserpin
Thuốc chống trầm cảm ba vòng
Verapamil
Điều trị tăng prolactin: Điều trị tăng prolactin máu phụ thuộc vào nguyên nhân.
Ngừng ngay nếu có thể các thuốc được biệt là có khả năng làm tăng prolactin.
Điều trị tăng prolactin do suy giáp bằng thyroxin.
Các bệnh nhân tăng prolactin máu không do thuốc hoặc suy giáp hoặc có thai cần được chụp MRI tuyến yên.
Các bệnh nhân nữ có u tuyến nhỏ tiết prolactin bị vô kinh hoặc không muốn có thai có thể cho dùng thuốc tránh thai uống hoặc estrogen thay thế một cách an toàn, nó giảm thiểu nguy cơ kích thích adenoma to lên.
Điều trị estrogen hoặc testosteron có thể kích thích phát triển các u tuyến lớn tiết prolactin do đó không nên chỉ định cho các bệnh nhân có adenoma tuyến yên trừ khi đã điều trị phẫu thuật hoặc dùng thuốc đồng vận dopamin làm lui bệnh hoàn toàn.
SUCKHOENOITIET.VN