Vì sao lợn trước khi giết mổ bị tiêm thuốc an thần?

SKNT - Việc cơ quan chức năng phát hiện hơn 5.000 con lợn bị tiêm thuốc an thần tại một lò mổ lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh đã gây phẫn nộ cộng đồng mạng. Vậy vì sao các thương lái lại sử dụng thứ thuốc gây hại sức khỏe người tiêu dùng này?

Theo thông tin từ cơ quan chức năng, hơn 5.000 con lợn nằm la liệt trong lò mổ lớn nhất thành phố Hồ Chí Minh là do bị tiêm thuốc Combistress. Đây là thuốc có chứa Acepromazine và Atropin, có tác dụng ức chế hệ thần kinh trung ương, chống căng thẳng, chống ói mửa. Loại này thường được sử dụng làm thuốc tiền mê trong các ca phẫu thuật.

Theo khuyến cáo chung, phải ngưng dùng thuốc này trong vòng 5 - 7 ngày trước khi xẻ thịt con vật thì mới đảm bảo an toàn cho người tiêu dùng.

Còn khi heo được tiêm thuốc an thần ngay trước khi giết mổ, lượng thuốc tồn dư trong thịt sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cụ thể, nếu ăn phải thịt heo được tiêm thuốc an thần sẽ bị rối loạn tiêu hóa, ảnh hưởng đến tim mạch, run chân tay, thay đổi huyết áp, nhức đầu, chóng mặt, tăng cân, táo bón, dị ứng, buồn ngủ, trầm cảm kéo dài, giảm khả năng điều hòa thân nhiệt...

Đặc biệt, khi lượng thuốc này tồn đọng lâu ngày trong người sẽ có nguy cơ gây mục xương, ung thư tủy, giảm hồng cầu rất nguy hiểm.

Triệu chứng càng nghiêm trọng hơn đối với người già và trẻ em.

Mặc dù những tác hại trên của thuốc an thần đối với sức khỏe con người khi sử dụng thực phẩm có chất này đã được cảnh báo và cấm sử dụng trong hơn 2 năm qua, kể từ khi phát hiện thương lái sử dụng thuốc an thần Prozil, Combistress, vậy nhưng các chủ lò mổ vẫn tiếp tục sử dụng với quy mô lớn.

Đó là bởi khi heo được tiêm thuốc Combistress vào trước khi giết mổ sẽ làm cho thịt có màu sắc thật bắt mắt, đỏ tươi hơn bình thường, luôn tươi dẻo - hình thức sản phẩm thịt được người tiêu dùng ưa chuộng.

Do đó, đây cũng là cách nhận biết thịt có tiêm thuốc an thần: luôn đỏ tươi như thịt bò, miếng thịt ướt và khi chế biến thịt ra nhiều nước.

Nguồn internet

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.