5 cách loại bỏ mệt mỏi tinh thần không cần dùng thuốc

Làm thế nào để chữa mệt mỏi tinh thần

Khi bạn dành nhiều nỗ lực tinh thần cho một công việc, bạn sẽ trở nên mệt mỏi về tinh thần. Cảm giác bị choáng ngợp bởi các công việc hàng ngày hoặc trách nhiệm đối với trẻ em và các thành viên trong gia đình cũng có thể khiến bạn cảm thấy kiệt sức, thất vọng và bất an tinh thần. Bạn trở nên ghen tị và ghét những người khác đang được thư giãn và có vẻ thoải mái hơn. Cảm giác bị căng thẳng, kích thích và thậm chí chán nản có thể dẫn bạn vào một vòng xoáy luẩn quẩn, ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn và những người xung quanh.

Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và đọc những cuốn sách yêu thích ở một địa điểm yên tĩnh nhằm giúp cân bằng lại tinh thần sau những giờ làm việc mệt mỏi.

Các triệu chứng kiệt sức về tinh thần

Mệt mỏi tinh thần có thể dễ dàng nhận ra là cảm giác bị "cháy sạch" do sự căng thẳng lâu dài. Hội chứng cháy sạch (burnout syndrome) là một thuật ngữ tâm lý, y khoa và xã hội chỉ về hiện tượng kiệt sức hoặc năng suất lao động giảm sút sau một quá trình lao động, hoạt động dài ngày. Triệu chứng ban đầu có thể biểu hiện tinh tế, nhưng theo thời gian, các triệu chứng trở nên tồi tệ hơn và lâu dài kiệt sức về tinh thần, cuối cùng có thể hình thành các triệu chứng rối loạn thể chất, cảm xúc và hành vi.

Triệu chứng thể chất: Bao gồm cảm giác mệt mỏi phần lớn thời gian, xu hướng dễ bị bệnh, đau đầu thường xuyên, đau lưng hoặc đau cơ. Bạn cũng có thể nhận thấy sự thay đổi trong cảm giác thèm ăn và rối loạn thói quen ngủ.

Triệu chứng cảm xúc: Biểu hiện như cảm giác bất lực, căng thẳng quá mức tinh thần. Cảm giác nghi ngờ bản thân và sợ thất bại có thể chiếm phần lớn suy nghĩ của bạn trong suốt cả ngày dẫn đến cô lập bản thân và xuất hiện quan điểm bi quan về thế giới và cuộc sống xung quanh.

Triệu chứng hành vi: Bạn có thể nhận thấy mình không dành nhiều thời gian với bạn bè và gia đình bởi vì bạn cảm thấy quá mệt mỏi để thực hiện thêm các nỗ lực. Việc kéo dài và rút khỏi những trách nhiệm có được trước đây cũng có thể là dấu hiệu của sự kiệt sức về tinh thần. Thói quen ăn uống của bạn cũng có thể thay đổi, có thể ăn nhiều hơn hoặc ăn ít hơn. Việc sử dụng rượu hoặc ma túy để giúp giải quyết tình trạng căng thẳng tăng lên cũng có thể là dấu hiệu dự báo về mức căng thẳng tinh thần gia tăng.

Truy tìm nguyên nhân

Mệt mỏi tinh thần không nhất thiết xảy ra tức khắc, nhưng thay vào đó, nó dần dần tích tụ theo thời gian. Làm việc quá sức, có quá nhiều trách nhiệm hoặc chỉ đơn giản là có quá nhiều việc phải giải quyết có thể khiến bạn đạt đến vượt ngưỡng chịu đựng và tinh thần của bạn không thể đối phó được thêm nữa. Đó là khi các triệu chứng bắt đầu xuất hiện. Khi khả năng đối phó với stress trở nên cạn kiệt, chúng ta có thể đẩy bản thân rơi vào trạng thái mệt mỏi tinh thần mãn tính. Tình trạng này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như trầm cảm, bệnh tim, bệnh mãn tính và rối loạn tự miễn dịch.

Các rối loạn kiệt sức về tinh thần

Mệt mỏi về tinh thần có thể gây ra một số ảnh hưởng tiêu cực hầu như gặp ở mọi khía cạnh của cuộc sống của một người. Hiệu năng công việc kém do năng suất giảm có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực trong công việc của bạn. Tâm trạng khó chịu của bạn có thể ảnh hưởng đến những người xung quanh, dẫn đến xung đột với bạn bè và người thân. Mức độ kiệt sức về tinh thần của bạn cũng có thể ảnh hưởng đến các hoạt động thể chất.

Cách nào phòng chống?

Dưới đây là một số cách đơn giản mà không cần nhiều năng lượng nhưng sẽ đưa bạn hướng tới việc hồi phục tinh thần và thể chất.

Tìm thời gian để thư giãn: Một trong những lý do lớn nhất gây ra căng thẳng là thiếu thời gian thư giãn. Nếu bạn không có lối thoát để giảm căng thẳng, căng thẳng sẽ liên tục tăng lên và bắt đầu biểu hiện với các triệu chứng liên quan đến căng thẳng. Dành thời gian để nghỉ ngơi sau giờ làm việc ở một địa điểm yên tĩnh có thể giúp cân bằng mức căng thẳng của bạn trong suốt phần còn lại của ngày.

Giảm kích thích các giác quan: Môi trường làm việc quá ồn và quá nhiều ánh sáng có thể ảnh hưởng xấu đến các giác quan, dẫn đến căng thẳng. Cơ thể của bạn thoải mái nhất khi ngồi trong một căn phòng yên tĩnh, không bị phân tâm. Kích thích giác quan liên tục từ các thiết bị điện tử, chẳng hạn như tivi hoặc điện thoại thông minh có thể gây mệt mỏi mắt dẫn đến đau đầu và thậm chí mất ngủ. Nếu có thể, hãy giảm lệ thuộc hoặc tắt các thiết bị điện tử và đi dã ngoại hoặc dạo trong một công viên vào cuối tuần có thể giúp bạn thiết lập lại sức khỏe tinh thần.

Ưu tiên và chọn lọc công việc: Không phải mọi thứ đều phải giải quyết một lúc và một số công việc không quan trọng trong cuộc sống của bạn có thể là những đóng góp lớn nhất cho stress của bạn. Nhận ra những công việc không cần thiết có thể là những nguyên nhân gây kiệt sức tinh thần để loại khỏi suy nghĩ nhằm tối ưu hóa cho việc giảm tải tinh thần của bạn.

Dừng các hoạt động có lợi suất thấp: Thay vì dành thời gian cho các hoạt động đốt cháy thời gian, hãy tập trung vào các hoạt động chính công việc của bạn. Ngừng ngay việc đốt cháy thời gian với cập nhật facebook hoặc trả lời email không cần thiết. Thay vào đó, nên sử dụng thời gian để tìm hiểu những điều mới và theo đuổi các hoạt động làm tăng phúc lợi và chất lượng cuộc sống của bạn. Tập trung tăng cường mối quan hệ của bạn với gia đình, bạn bè và cộng sự. Nếu bạn giải cứu lãng phí thời gian liên tục trong 1 năm, bạn sẽ cảm thấy có năng lượng hơn rõ.

Hãy thử học cách tập trung: Bằng cách tập trung, bạn có thể làm nhiều hơn trong một khoảng thời gian ngắn, vì vậy, bạn có thể giải phóng thời gian rỗi nhiều hơn và giảm cơ hội mệt mỏi tinh thần.

TS.BS. Lê Thanh Hải

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.