7 lưu ý khi uống sữa đậu nành

 Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống.

Nhiều người lầm tưởng sữa đậu nành là một loại thực phẩm có thể sử dụng cho bất cứ ai, và bất cứ khi nào, càng nhiều càng tốt. Nhưng ít ai biết, bên cạnh những lợi ích, đậu nành cũng có nhiều tác dụng phụ không có lợi cho sức khỏe nếu bạn không biết cách uống sữa đậu nàng phù hợp. Sau đây, là một số lưu ý chúng ta cần biết.

1.    Sữa đậu nành có thể dùng cho trẻ em từ  l tuổi đến 5 tuổi thay thế một phần sữa động vật, nhưng không nên thay thế hoàn toàn. Trong đậu nành có nhiều chất dinh dưỡng nên hạt đậu nành được dùng làm sữa đậu nành, bột đậu nành trộn bột ngũ cốc, ca cao dùng làm thức ăn cho trẻ sơ sinh, người bị bệnh đái tháo đường, người bị thấp khớp, bệnh gout, người mới ốm dậy, người lao động quá sức…

2.     Không cho trứng gà vào đun sôi với sữa đậu nành để uống. Chất trypsine của sữa đậu nành kết hợp với protein có tính miễn dịch của trứng gà sẽ sinh ra một chất ảnh hưởng đến sự hấp thụ của cơ thể.

3.    Trước hoặc sau khi uống sữa đậu nành 1 giờ, không nên ăn cam, quýt, vì chất acid và vitamin trong cam, quýt tác dụng lên các protein trong sữa đậu nành và kết thành khối ở ruột non, làm ảnh hưởng đến tiêu hóa, có thể gây ra đầy bụng, đau bụng hoặc tiêu chảy.

4.     Tránh uống sữa đậu nành trong khi đang đói. Tốt nhất là uống sữa đậu nành sau bữa ăn sáng 1-2 giờ.

5.    Không dùng đường đỏ để pha sữa đậu nành vì loại đường này có acid hữu cơ, khi kết hợp với protein trong sữa sẽ sinh ra chất lắng đọng, có hại cho sức khỏe.

6.    Không đựng sữa trong phích nước nóng vì chất xúc tác của sữa tác dụng lên các chất cáu bẩn trong phích sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, khi uống sữa dễ bị đau bụng, tiêu chảy.

7.    Sữa đậu nành để lâu rất dễ hỏng; cần pha natri benzoat với liều lượng 600 mg trong mỗi kg sữa khi bảo quản

Thiên Lý (tổng hợp)

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.