Bí kíp vui khỏe dành cho người thích ăn vặt nhưng sợ thừa cân

Thật khó để bỏ lỡ những món ăn vặt như các món chiên, đồ ngọt và hậu quả là đau dạ dày, béo phì... Vậy làm sao để thấy khỏe hơn trong khi vẫn có thể thưởng thức

Những bước dưới đây sẽ giúp bạn giảm thói quen ăn vặt để có 1 sức khỏe tốt hơn:

1. Đừng “tước đoạt” nhu cầu bản thân

Đây có lẽ là quan điểm phổ biến và nhầm lẫn nhiều nhất trong chế độ ăn kiêng.

Hãy để tôi nói điều này: Hãy luôn lắng nghe cơ thể bạn. Đừng bao giờ “tước đoạt” bất kỳ nhóm thực phẩm nào hay theo đuổi chế độ ăn kiêng mà bạn cảm thấy không phù hợp với bản thân. Có quá nhiều chế độ ăn kiêng loại bỏ những thực phẩm bạn vốn ưa thích. Hãy thực hiện những kế hoạch khiến bản thân bạn tốt hơn.

Không phải mọi chế độ ăn kiêng đều xấu nhưng nó có thể khiến người tuân theo nó thèm muốn dữ dội, quay sang ăn nhiều quá mức và rồi lại rơi vào trạng thái thấy mình tội lỗi.

Trước khi bắt đầu thói quen ăn uống mới, hãy trao đổi với bác sĩ dinh dưỡng để xác định xem những gì là tốt nhất cho sức khỏe của bạn.

2. Hãy ghi ra những thứ bạn thèm

Gần đây bạn thèm ăn gì? Sô cô la? Pizza? Hay chỉ là chiếc bánh rán? Hãy viết ra hoặc ghi chú lại.

Biết được mình đang cần phải hạn chế thứ gì, bạn sẽ bắt đầu quá trình tự điều chỉnh, tạo ra 1 chiến lược để ứng phó với tình trạng thèm muốn đó.

3. Ăn ít hơn

Hãy luôn nhớ quy tắc đầu tiên “lắng nghe cơ thể mình”.

Nếu bạn thấy thèm món gì đó, hãy cứ ăn nhưng đừng ăn thường xuyên.

Một nghiên cứu gần đây cho thấy thói quen ăn vặt, ăn đồ ăn nhanh sẽ giảm khi chúng ta không ăn thường xuyên và chỉ ăn 1 lượng bình thường. Điều này có nghĩa bạn không cần phải giàm lượng mà là tần suất ăn ăn nó như thế nào.

4. Tìm một giải pháp thay thế

 

Khoai tây chiên luôn thật hấp dẫn nhưng nếu không muốn có cảm giác “tội lỗi” khi ăn chúng, bạn có thể thay thế bằng khoai lang chiên.

Việc tìm kiếm các thực phẩm thay thế sẽ làm bạn có cảm giác hạnh phúc hơn, bớt thèm những thực phẩm mà bạn vốn rất yêu thích.

5. Đánh lạc hướng

 

Cách dễ nhất để tránh 1 thứ gì đó là quên nó đi?

Một nghiên cứu trên Addictive Behaviors cho thấy chỉ cần chú tâm tới việc khác 3 phút là đủ để bạn giảm cảm giác muốn ăn 1 thứ gì đó.

6. Kết thúc bữa ăn đúng cách

 

Sau bữa chính, để tránh ăn vặt, cần tạo 1 tín hiệu tích cực để cơ thể biết rằng đã đến lúc cần nghỉ ngơi.

Hãy kết thúc bữa tối với 1 cốc trà oải hương và mật ong. Bạn vừa có được vị ngọt ngào – giảm thèm đường, vừa có tác dụng giúp ngủ ngon.

7. Lập thời khóa biểu

Rất khó thực hiện thời khóa biểu nhưng thay đổi chỉ hiệu quả khi bạn quyết tâm thực hiện.

Việc lên kế hoạch sẽ rất có lợi cho thói quen ăn uống và ngân sách của bạn.

Khi bạn có thời khóa biểu ăn uống, cảm giác thèm ăn vặt sẽ giảm xuống và tránh tiêu pha quá mức.

Vậy là bạn sẽ không phải bỏ hẳn thói quen ăn vặt ưa thích. Bạn chỉ lồng ghép vào đó những lựa chọn thú vị. Sự kiểm soát nhất quán sẽ là chìa khóa thành công. Miễn là bạn hài lòng với những gì bạn ăn, bạn có thể kiểm soát cơn thèm ăn vặt cũng như đạt được sự tự tin cao nhất của cơ thể và tâm trí.

( Theo Dân trí)

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.