Cảnh báo: biến chứng về thận ở bệnh nhân đái tháo đường
40% trường hợp suy thận có nguyên nhân từ đái tháo đường. Nếu không điều trị kịp thời, người bệnh đái tháo đường có nguy cơ phải đối mặt với sự tàn phế và tử vong do suy thận.
Vì sao đái tháo đường lại gây suy thận?
Thận là cơ quan đóng vai trò như một hệ thống máy lọc tự nhiên cho cơ thể, nhằm loại bỏ chất độc hại, cặn bã qua đường nước tiểu và giữ lại các chất thiết yếu của cơ thể thông qua một hệ thống các túi lọc.
Cho đến nay cơ chế tổn thương thận do đái tháo đường còn chưa rõ. Có giả thuyết cho rằng tổn thương thận là hậu quả của tăng glucose máu lâu dài. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tăng tỷ lệ lọc máu ở thận có liên quan đến tỷ lệ tăng glucose máu. Và tỷ lệ này giảm xuống khi glucose máu được kiểm soát tốt. Đường máu tăng cao sẽ gây tổn thương nội mạc mạch máu, trong đó có các mạch máu ở thận. Khi các mạch máu ở thận bị tổn thương sẽ phá hủy màng lọc cầu thận và ảnh hưởng đến tỷ lệ lọc của cầu thận. Khi đó, thận không giữ được đạm nữa, dẫn tới dòng máu đến thận tăng nhưng vẫn không có protein niệu. Và thận sẽ bị phù lên do giảm áp lực keo. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới hiện tượng suy thận.
Có nhiều bằng chứng để đưa đến giả thuyết là chính tình trạng đái tháo đường đã ảnh hưởng đến bệnh lý về thận, đó là:
- Thứ nhất: ở giai đoạn khởi bệnh của đái tháo đường, không thấy có tổn thương thận qua hình ảnh sinh thiết
- Thứ hai: những thay đổi cục bộ ở bệnh thận đái tháo đường xảy ra ở tất cả các týp khác nhau của bệnh đái tháo đường
- Thứ ba: bệnh lý thận đái tháo đường xảy ra ở tất cả các động vật thí nghiệm, thậm chí ở cả những thận được ghép
- Thứ tư: Kiểm soát tốt glucose máu có thể làm chậm tổn thương của thận.
Bệnh thận đái tháo đường là nguyên nhân thường gặp nhất gây suy thận giai đoạn cuối. Một số liệu thống kê cho thấy, có đến 43,8% số ca bệnh nhân chạy thận là do biến chứng của bệnh đái tháo đường. Trong khi đó, tỷ lệ tử vong do suy thận giai đoạn cuối lên đến 90%, việc thay thận hay điều trị đều vô cùng tốn kém.
Ngăn ngừa biến chứng thận ở bệnh nhân đái tháo đường
Suy thận do đái tháo đường không có thuốc điều trị tận gốc. Do đó, việc kiểm soát đường huyết ở chỉ số an toàn là mục tiêu tiên quyết để phòng ngừa biến chứng về thận và ngăn chặn bệnh tiến triển nặng hơn.
Kiềng ba chân giúp kiểm soát tốt đường huyết là chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc đúng chỉ định.
Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc chữa đái tháo đường hiện nay là có thể gây tổn thương cho gan, thận. Điều này làm cho tình trạng bệnh ngày càng trầm trọng hơn. Người bệnh sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn không thoát ra được. Đây chính là khó khăn trong quá trình điều trị của người bệnh đái tháo đường có biến chứng về thận. Do đó, bên cạnh các loại thuốc tây y, nên sử dụng các sản phẩm Đông y để hạn chế tác động của thuốc lên gan, thận.
BS: Nguyễn Thị Thu Trang
Tạp chí Đái tháo đường