Menu
×

Chế độ luyện tập cho bệnh nhân đái tháo đường

Ngày đăng: 06/07/2017 In bài viết này

SKNT - Luyện tập thường xuyên và đúng cách, phù hợp với sức khỏe là một phương pháp điều trị mang lại nhiều lợi ích cho các bệnh nhân đái tháo đường. Đặc biệt, đối với các trường hợp mắc bệnh đái tháo đường týp 2, thì tập thể dục thường xuyên là phương pháp điều trị ưu tiên và cần phải được lên kế hoạch chi tiết đúng và phù hợp với từng trường hợp.

CHẾ ĐỘ TẬP LUYỆN CHO BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG

   ĐỊNH NGHĨA

  • Physical activity: Là hoạt động co cơ của cơ thể làm tăng tiêu hao năng lượng hơn trạng thái tĩnh
  • Exercise: Những hoạt động tự ý, có sắp xếp, lặp đi lặp lại của cơ thể nhằm cải thiện hay duy trì tình trạng sức khoẻ
  • Physical Fitness: Tăng khả năng thích ứng về tim mạch, hô hấp cơ, và độ dẻo dai giúp cơ thể hoạt động hiệu quả

   LỢI ÍCH CỦA LUYỆN TẬP VỚI BỆNH NHÂN ĐTĐ

   Lợi ích chung

  • Giảm các yếu tố nguy cơ tim mạch
  • Hỗ trợ cho chế độ ăn giảm cân
  • Cải thiện kiểm soát đường huyết
  • Giảm sử dụng/nhu cầu các thuốc hạ đường huyết hoặc insulin
  • Tăng cường thể lực, cải thiện chất lượng cuộc sống và tình trạng khỏe mạnh nói chung

   Lợi ích đặc biệt

  • Làm giảm nồng độ insulin nền và sau ăn; cải thiện sự nhạy cảm insulin
  • Cải thiện tình trạng rối loạn lipid máu
  • Cải thiện tình trạng tăng huyết áp nhẹ hoặc trung bình
  • Tăng sử dụng năng lượng, sức cơ và độ dẻo dai
  • Luyện tập đều đặn có thể ngăn ngừa đái tháo đường týp 2 ở bệnh nhân nguy cơ cao
  • Thiết kế can thiệp ≥8 tuần ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 làm giảm trung bình 0,66% HbA1c
  • Luyện tập nên là một phần của điều trị, bất kể có yêu cầu giảm cân hay không.

CÁCH LUYỆN TẬP

   Tần số và kết cấu các bài tập

  • Hoạt động thể lực mức trung bình (đạt 50-75% nhịp tim tối đa) ít nhất luyện tập 150 phút/tuần, thực hiện ít nhất 3 ngày/tuần
  • Không nghỉ tập quá 2 ngày
  • Gia tăng dần cường độ và thời gian tập luyện

   Luyện tập các bài tập kháng lực

  • Nếu không có chống chỉ định, luyện tập các bài tập kháng lực (tập với máy hoặc nâng tự do) ít nhất 2 lần/tuần
  • Lợi ích:
    1. Cải thiện độ nhạy cảm insulin ở nam giới cao tuổi với cùng mức độ hay cao hơn tập aerobic
    2. Giảm A1C ở bệnh nhân đái tháo đường týp 2 cao tuổi
    3. Kết hợp tập aerobic + luyện tập các bài tập kháng lực = lợi ích phối hợp

   Lời khuyên trước khi tập

Đối với những người chưa từng tập, kiểm tra:

  • Bệnh tim mạch
  • Bệnh mạch máu ngoại biên, đau cách hồi, giảm hoặc mất mạch, v.v.
  • Khám chân (bao gồm sự lành lặn và biến dạng)
  • Bệnh lý thần kinh
  • Bệnh lý võng mạc
  • Thảo luận với chuyên viên y tế về mức độ luyện tập thích hợp; không nên để huyết áp cao hơn 180 mmHg trước và trong khi luyện tập
  • Không tập nặng nếu đường huyết > 250-270 mg/dL (14mmol/l), và/hoặc có ceton dương tính.

   Hướng dẫn an toàn tập luyện

  • Đeo vài vật dụng giúp nhận dạng người bệnh đái tháo đường, như vòng tay hay vòng cổ.
  • Đối với bệnh nhân đang dùng insulin, tránh luyện tập trong thời gian đỉnh tác dụng của insulin, và tiêm insulin trong khi đang hoạt động thể lực.
  • Đối với bệnh nhân sử dụng insulin tác dụng trung bình tiêm 1 mũi trong ngày, giảm 30-35% liều.
  • Phối hợp Insulin tác dụng nhanh + trung bình: giảm hoặc bỏ liều tác dụng ngắn và giảm 33% liều tác dụng trung bình khi luyện tập (điều này có thể làm tăng đường huyết sau đó và đòi hỏi phải tiêm 1 mũi insulin tác dụng nhanh) 
  • Chỉ sử dụng insulin tác dụng nhanh: giảm liều trước và sau tập dựa theo đường huyết tự theo dõi, tổng  liều nên giảm 30-50%
  • Cảnh giác với hạ đường huyết trong và vài giờ sau luyện tập, phải có sẵn carbohydrate
  • Cảnh giác với hạ đường huyết trong và vài giờ sau luyện tập. Phải có sẵn carbohydrate hấp thu nhanh
  • Uống đủ nước trước, trong và sau luyện tập để tránh mất nước
  • Hạ đường huyết ít xảy ra ở bệnh nhân không sử dụng insulin hoặc các thuốc tăng tiết insulin. Không khuyến cáo các biện pháp dự phòng hạ đường huyết ở những bệnh nhân này.

   Chương trình tập luyện với bệnh nhân đái tháo đường týp 2

  • Bệnh nhân đái tháo đường típ 2 có thể lớn tuổi hơn bệnh nhân đái tháo đường týp 1, thường béo phì, và có nhiều vấn đề sức khỏe khác. Do đó, khởi đầu tập luyện có thể khó khăn hơn
  • Lựa chọn các hình thức tập luyện giúp tăng động lực và khuyến khích bệnh nhân tham gia, đồng thời ít nguy cơ chấn thương
  • Chương trình tập luyện nên bắt đầu chậm và tăng từ từ

   Lựa chọn luyện tập

  • Lựa chọn các hình thức tập luyện nên dựa vào sở thích/khả năng/động lực của bệnh nhân
  • Chương trình tập luyện an toàn cần được kiểm tra sức khỏe và hướng dẫn cụ thể để có thể quản lý

Thời gian/ Tần suất/ Mức độ

  • Khuyến cáo nên giám sát ban đầu và đánh giá định kỳ bởi một chuyên gia.

   Đi bộ

  • Đi bộ là loại hình phổ biến và dễ thực hiện nhất
  • Hướng dẫn bệnh nhân đi bộ ít nhất 30 phút mỗi ngày, không nghỉ quá 2 ngày.
  • Đối với bệnh nhân lớn tuổi, có thể chia ra đi bộ quãng ngắn (như 10-15 phút, 3 lần/ngày)

Đi bộ là môn phổ biến và dễ thực hiện nhất

  Hình ảnh : Đi bộ là môn phổ biến và dễ thực hiện nhất

   Một số chú ý

Tập luyện thì an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường týp 2, nhưng có một số cảnh báo:

  • Thiếu máu cơ tim im lặng/bệnh thần kinh tự chủ/sử dụng ức chế beta: nhịp tim mục tiêu thấp hơn, mức độ gắng sức ít hơn
  • Đau thắt ngực: chương trình giám sát phục hồi chức năng tim mạch
  • Kiểm soát chuyển hóa kém hoặc đái tháo đường có biến chứng: chống chỉ định luyện tập gắng sức
  • Khiếm khuyết bàn chân: tránh chấn thương chân, mang giày vừa chân
  • Bệnh lý võng mạc tăng sinh đang diễn tiến và/hoặc tăng huyết áp: tránh cử tạ và các hình thức tương tự
  • Bệnh lý thận đái tháo đường: không hạn chế
  • Bệnh mạch máu ngoại biên: khuyến cáo tập luyện

   Các hình thức luyện tập

  • Tập aerobic sử dụng nhiều nhóm cơ và cần nhiều oxy
  • Anarobic(có kháng lực) sử dụng những cơ lớn không tiêu thụ oxy trong khoảng thời gian luyện tập ngắn

Hình ảnh :Tập Aerobic có thể kiểm soát trọng lượng cơ thể, làm giảm lượng đường trong máu, phòng tránh các rủi ro gây ra các bệnh lý tim mạch.

   Những hoạt động tăng Adrenaline làm gia tăng đường huyết

  • Các môn thể thao gắng sức dữ dội
  • Chạy nước rút
  • Nguy cơ khi tập luyện
  • Cạnh tranh dữ dội (áp lực lên tinh thần)
  • Cải thiện huyết áp từ nhẹ đến vừa
  • Tăng tiêu tốn năng lượng, độ mạnh, sự dẻo dai

   Nguy cơ khi tập luyện

  • Hạ đường huyết nếu bệnh nhân được điều trị insulin hoặc thuốc viên hạ đường huyết
  • Tăng đường huyết sau khi gắng sức nhiều
  • Tăng đường huyết và nhiễm ceton ở bệnh nhân phụ thuộc insulin
  • Dễ đưa đến hoặc đợt kịch phát bệnh mạch vành
  • Làm nặng hơn các biến chứng mạn

   Bệnh thần kinh ngoại biên và tự chủ

  • Khuyến cáo: Hoạt động không mang trọng lực/ Bơi lội/ Chạy xe đạp/ Chèo thuyền/ Tập tại ghế và tập tay
  • Chống chỉ định: Thảm lăn/ Đi bộ kéo dài/ Chạy bộ

  Bệnh thần kinh ngoại biên

  • Giảm cảm giác đau và ngưỡng đau cao hơn có thể dẫn đến nguy cơ tổn thương da và nhiễm trùng
  • Gắng sức trung bình có thể không làm gia tăng nguy cơ loét chân hoặc tái loét
  • Tập luyện mức trung bình 150 phút/tuần giúp cải thiện kết cục ở bệnh nhân bệnh thần kinh thể nhẹ
  • Hướng dẫn bệnh nhân mang giày vừa chân và kiểm tra chân để phát hiện tổn thương sớm

   Bệnh thận

  • Khuyến cáo: Các hình thức luyện tập từ nhẹ đến trung bình
  • Chống chỉ định: Các hình thức luyện tập gắng sức

   Bệnh lý võng mạc đái tháo đường

  • Khuyến cáo: Bơi lội/ Đi bộ/ Aerobics không gắng sức/ Đạp xe tại chỗ
  • Chống chỉ định:
  • Các hoạt động làm tăng huyết áp như cử tạ
  • Các bài tập gắng sức hoặc kéo dài
  • Các bài tập liên quan đến thao tác Valsalva

 

BS Phạm Tiến Đạt

Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Thái Bình