Dấu hiệu cho thấy trẻ bị tăng động

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, triệu chứng ADHD của trẻ gần như là giống nhau ở mọi lứa tuổi, mặc dù chúng ta cũng không thể mô tả được hết những gì đang thực sự x

ADHD là một trong những rối loạn được chẩn đoán thường xuyên nhất ở tuổi nhỏ. Tỷ lệ lưu hành được công bố thay đổi một cách rộng rãi điều này phản ánh sự khác biệt trong các mẫu dân số nghiên cứu, phương pháp lượng giá, tiêu chuẩn chẩn đoán, và việc áp dụng chúng: Khoảng 3-5% ở tuổi đến trường, cũng có những bằng chứng cho thấy rối loạn này giảm đi cùng với sự lớn lên của tuổi tác, đặc biệt là đối với trẻ trai. 

Ảnh minh họa

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, triệu chứng ADHD của trẻ gần như là giống nhau ở mọi lứa tuổi, mặc dù chúng ta cũng không thể mô tả được hết những gì đang thực sự xảy ra trong tâm trí của chúng. Các bậc cha mẹ nên để ý ở một vài triệu chứng sau:

Hay quên, không tập trung

Những trẻ có dấu hiêu tăng động thường có trí nhớ không tốt, rất hay quên. Có thể nói trước quên sau và thường không để ý đến người khác nói. Thường hay làm mất đồ chơi, sách vở, đồ dùng học.

Khả năng tập trung của trẻ bị tăng động giảm chú ý gần như bằng 0. Khó có thể bắt chúng lắng nghe, làm theo hướng dẫn hoặc làm một việc gì đó trọn vẹn. Những đứa trẻ này thường có xu hướng chuyển một cách nhanh chóng từ hoạt động này sang hoạt động khác, không chú ý đến công việc đang làm vì thường bị hấp dẫn bởi một công việc khác.

Nói về biểu hiện này, trẻ bị tăng động giảm chú ý thường có thói quen nói chen ngang vào câu nói của người khác, khó lòng chờ đến lượt mình, đôi khi người lớn chưa hỏi xong mà chúng đã trả lời xong rồi.

Hiếu động quá mức

Trẻ em thường không thể ngồi yên, trẻ có thể tìm cách đứng dậy, đặc biệt là thường chạy xung quanh, hay vặn vẹo khi yêu cầu phải ngồi. Đây là một biểu hiện thường thấy ở những trẻ bị tăng động.

Hấp tấp, bốc đồng

Với những biểu hiện như trên, cuộc sống của trẻ bị tăng động giảm chú ý bị ảnh hưởng rất nhiều. Ở trường vì không tập trung nên các bé rất khó tiếp thu bài giảng của giáo viên. Ở nhà thì nghịch ngợm, bị bố mẹ quát mắng. Hay hấp tấp nên việc kết bạn cũng trở nên khó khăn với chúng. Lâu dần, những đứa trẻ này trở nên tự ti, và rất dễ sinh ra trầm cảm nếu không được quan tâm, điều trị kịp thời.

Khó khăn trong hoàn thành nhiệm vụ trong học tập cũng như trong cuộc sống hàng ngày, thiếu kiên nhẫn trong các hoạt động, một đứa trẻ mắc chứng tăng động thể hiện sự “quan tâm” vào nhiều điều khác nhau trong cùng một lúc, đó là lý do trẻ không hoàn thành nhiệm vụ.

Giấc ngủ bị xáo trộn

Vấn đề với giấc ngủ là một dấu hiệu của trẻ bị tăng động, giấc ngủ của trẻ hay bị xáo trộn, trẻ ngủ say nhưng cũng có trẻ khó ngủ, hay giật mình thức giấc.

Không kiểm soát được cảm xúc

Trẻ có thể có những cơn bộc phát của sự tức giận vào những thời điểm không thích hợp.

Đây là một bệnh tương đối nguy hiểm ở trẻ, đòi hỏi các bậc cha mẹ phải có sự tinh tế trong cách chăm sóc và giáo dục con cái. Nếu thấy con mình có nhưng dấu hiệu trên thì người lớn phải theo dõi và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Thiên Lý (T/h)

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.