Giải pháp ngăn ngừa ung thư cho người dân thủ đô khi hằng ngày phải hít hàng ngàn lít khí bẩn
Gần đây, một mặt hàng đang trở nên hot ở Bắc Kinh - thành phố ô nhiễm nhất thế giới, đó là “không khí sạch đóng lon” được nhập khẩu từ những nơi có không khí trong lành như ở Anh, Úc hoặc Canada với giá bán không hề rẻ, một lon không khí sạch dung tích 580 ml có thể bán với giá 115$ (tương đương 2,6 triệu đồng). Và trong một tương lai không xa, không khí sạch cũng sẽ trở thành một mặt hàng xa xỉ với người dân Hà Nội cũng như các thành phố lớn khác trên cả nước.
Với hơn 1000 công trình lớn nhỏ đang thi công, hàng triệu xe máy, ô tô lưu thông và gần 200 cơ sở sản xuất có khả năng thải khí độc hại ra môi trường mỗi ngày, Hà Nội đang trở thành thành phố ô nhiễm và ngột ngạt nhất nhì châu Á - gần sánh ngang với Bắc Kinh.
Mấy tháng vừa qua, chỉ số chất lượng không khí (AQI) ở Hà Nội (được cập nhật trên website Aqicn.org) liên tục ở mức cao, đặc biệt là chỉ số ô nhiễm phân tử do bụi mịn PM2,5 có lúc lên tới 342- mức NGUY HIỂM, ở mức này, Hà Nội đã “vươn lên” trở thành thành phố ô nhiễm không khí gần nhất thế giới.
Người dân Hà Nội đi ra đường nhìn lên bầu trời có thể thấy những đám mây bụi dày đặc bao phủ thành phố, không còn nhìn thấy nền trời xanh. Không ít người tiếc nuối thủ đô một thời đã từng là “Thành phố xanh vì hòa bình”.
Điều này xảy ra tương tự đối với những thành phố lớn khác như: thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Quảng Ninh, …
Ngộ độc vì không khí bẩn
Chúng ta có thể nhịn ăn 3 tuần, nhịn uống 3 ngày nhưng không thể nhịn thở quá 5 phút. Vậy mà thứ không khí chúng ta đang hít thở hằng ngày lại là nguyên nhân đầu độc tất cả chúng ta. Trung bình mỗi ngày một người hít 10.000 lít không khí, như vậy chỉ cần lưu thông trên đường 1 tiếng mỗi ngày chúng ta đã hít hơn 400 lít khí độc hại. Những chất độc hại trong không khí bao gồm bụi mịn, các dẫn chất benzen, SO2, NO2, CO từ khí thải sẽ gây tác động nặng nề lên sức khỏe của con người.
Giải pháp nào để bảo vệ sức khỏe?
Thực phẩm bẩn là nỗi lo sợ của nhiều người - nhưng ít nhất chúng ta có quyền chọn ăn ít đi và tìm thực phẩm an toàn hơn. Nhưng chúng ta không thể chọn “thở ít đi”, và rất ít người có điều kiện để mua “không khí sạch”, hoặc di dời đến nơi trong lành hơn để sống. Đa số đều vì mưu sinh mà bám trụ lại thành phố mặc dù không biết số tiền kiếm được hiện tại có đủ để chi trả cho gánh nặng bệnh tật trong tương lai hay không.
Do vậy, ngay từ bây giờ chúng ta cần phải chủ động bảo vệ cơ thể, bảo vệ sức khỏe của chính mình. Có nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ cơ thể, bao gồm:
● Hạn chế tiếp xúc với không khí ô nhiễm: bằng cách đeo khẩu trang (loại có thể lọc được bụi mịn), lắp đặt máy lọc không khí, hạn chế ra đường khi không khí đang bị ô nhiễm ở mức cao.
● Tăng cường thải độc cơ thể: Khi lượng độc tố đi vào cơ thể tăng lên, hệ thống thải độc của chúng ta có thể rơi vào tình trạng quá tải, khi đó các độc tố tích tụ trong cơ thể. Tuy nhiên, bình thường hệ thống thải độc của chúng ta mới chỉ làm việc với 40% công suất, và các nhà khoa học đã tìm ra cách để kích hoạt công suất hệ thống thải độc lên mức tối đa.
Bật công tắc kích hoạt hệ thống thải độc của cơ thể
Các nhà khoa học thuộc trường ĐH Y Johns Hopkins đã khám phá ra một hoạt chất trong bông cải xanh có tên là sulforaphane có khả năng kích hoạt hệ thống thải độc trong cơ thể bằng cách làm tăng hoạt tính của các enzyme thải độc lên nhiều lần. Phát hiện đã được đăng lên trang nhất tờ tạp chí New York Times và được tờ Popular Mechanism bình chọn là là 1 trong 100 phát hiện đột phá nhất thế kỉ XX.
Phát hiện này được đăng trên trang nhất tạp chí New York Times năm 1992
Tuy nhiên, do SFN là hợp chất không bền với nhiệt (trong quá trình đun nấu có thể làm mất hơn 90% lượng SFN có trong bông cải xanh), nên các nhà khoa học đã áp dụng công nghệ chiết lạnh đặc biệt để có thể giữ nguyên hoạt tính của hợp chất này, hiện tại công trình này đã được cấp bằng sáng chế mang số hiệu US 2008/0131578 A1 tại Hoa Kì với tên thương mại là BroccoRaphanin.
Theo SKĐS