Điều trị giảm cân khi mắc suy giáp như thế nào?
Nếu bạn là đối tượng mắc suy giáp, đã từng phẫu thuật hay điều trị iot phóng xạ thì bạn có thể sẽ gặp khó khăn trong việc giảm cân như ý muốn.
Vậy điều gì đã gây ra những khó khăn trong việc giảm cân ở bệnh nhân suy giáp ?
Có 5 yếu tố chính tạo nên khó khăn này
Việc điều trị chưa đủ
Thông thường mục tiêu điều trị là mức TSH nằm trong giới hạn bình thường. Tuy nhiên nhiều nghiên cứu nhận ra rằng TSH ở mức trên cao đã có liên quan tới việc tăng cân, BMI và tỉ lệ béo phì. Vì vậy mà một số bác sĩ sẽ giữ TSH ở mức trung bình giữa hoặc thậm chí thấp hơn ở một số bệnh nhân.
Tăng nhu cầu với Hocmone T3
Thuốc điều trị hiện tại là levothyroxine, dạng tổng hợp của T4. Tuy nhiên ở một số nghiên cứu nhận thấy do thiếu hụt dinh dưỡng, các yếu tố di truyền hay một số yếu tố khác khiến một số bệnh nhân tăng nhu cầu đối với T3 hơn. Chính vì vậy mà một số bệnh nhân lại giảm cân và tăng chuyển hóa tốt hơn khi điều trị phối hợp T3 và T4 như levothyroxine kết hợp liothyronine.
Thay đổi mốc cân nặng “set point” trong chuyển hóa:
Nếu cơ thể có hệ chuyển hóa chậm mạn tính như trường hợp suy giáp, bạn sẽ hấp thu nặng lượng nhiều hơn lượng cơ thể đốt cháy và cơ thể sẽ tự thiết lập mốc cân nặng mới cao hơn. Điều đó giải thích cho việc tại sao một số người dù ăn nhiều và ko tập thể dục nhiều nhưng vẫn giữ cân nặng thấp hơn những người khác.
Chất hóa học sinh ra trong não bộ sau quá trình ốm hay stress của cơ thể
Đói, dự trữ mỡ hay đốt cháy mỡ là những cơ chế phức tạp và được lập trình trong não bộ cùng sự tham gia của rất nhiều các chất dẫn truyền thần kinh và các loại hocmone. Có những chất được tiết ra làm bạn cảm thấy đói và cần ăn ngay. Cũng có những chất nói với cơ thể bạn rằng bạn ăn đã đủ. Hệ thống chỉ huy này có thể bị tổn hại nặng nề bởi một vài yếu tố bắt gặp trong bệnh cảnh suy giáp.
Suy giáp làm chuyển hóa chậm lại:
Nếu sự thèm ăn không tương ứng với mức dộ chuyển hóa thì não bộ sẽ nhận thức mức độ thức ăn để giải quyết cơn đói của bạn cao hơn mức chuyển hóa của cơ thể bạn và gây tăng cân.
Bệnh tuyến giáp và các bệnh tự miễn là các yếu tố stress mạn tính của cơ thể. Kèm theo đó những yếu tố thực thể khác như thiếu ngủ, thiếu chất dinh dưỡng làm cho những ảnh hưởng của stress xuất hiện như: tăng mức cortisol làm bạn mệt mỏi và tăng dự trữ mỡ, giảm mức serotonin làm tăng cảm giác thèm ăn hơn
Kháng Insulin và kháng leptin
Nhiều nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ lớn bệnh nhân suy giáp ăn mức ăn có hàm lượng carbonhydrate bình thường nhưng lại có mức đường máu cao hơn người bình thường. Có thể rằng các tế bào đã trở nên kém đáp ứng hơn với insulin và mức insulin ở người suy giáp cần phải được sản xuất nhiều hơn để suy trì mức đường huyết bình thường.
Có mối liên hệ giữa bệnh tuyến giáp và kháng leptin-hocmone giúp quy đinh tổng hợp và phân giải chất béo
Cả kháng insulin và kháng leptin đều dẫn tới các tác động không mong muốn như:
Chúng làm bạn nhanh đói và thèm chất đường bột
Chúng làm giảm mức tiêu hao năng lượng từ đường bột và ngăn cơ thể sử dụng lượng chất béo dự trữ
Tăng nguy cơ mắc đái tháo đường type 2
Gây tăng cân hoặc làm việc giảm cân khó khăn hơn
Đâu là giải pháp cho vấn đề này ?
Đừng từ bỏ hy vọng vì bạn vẫn có thể thành công trong việc giảm cân dù đang mắc suy giáp bằng một số chú ý sau:
Hãy bàn luận với bác sĩ về mong muốn giảm cân để có điều trỉnh thuốc và mức TSH mục tiêu phù hợp.
Kiểm tra mức free T3 . nếu mức FT3 không ở nửa trên của giới hạn trung bình thì có thể bạn nên thử phương pháp kết hợp thuốc T3 và T4
Tập thể dục thường xuyên , 30 phút mỗi ngày và năm ngày trên tuần. Nó rất quan trọng cho quá trình chuyển hóa và kiềm chế sự thềm ăn cũng như điều hòa các hocmone trong cơ thể.
Hạn chế ăn vặt. Sự kháng leptin có liên quan đến chế dộ ăn nhiều bữa trong ngày vì vậy chỉ nên ăn 2 đến 3 bữa một ngày, không ăn tối quá muộn để cơ thể tăng nhạy cảm với leptin.
Trong một vài trường hợp có thể sử dụng thuốc như metformin giúp làm tăng sự nhạy cảm với insulin và giảm sự kháng với insulin và leptin.
Bs Nguyễn Thị Thu Trang