Kết hợp y học cổ truyền và y học hiện đại trong khám chữa bệnh đái tháo đường
Từ lâu, Việt Nam đã là một trong những quốc gia sớm ứng dụng việc sử dụng Đông - Tây y kết hợp trong khám và điều trị bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh và khẳng định sự kết hợp này là nên làm ngay từ những ngày đầu nước ta đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Trong thư gửi Hội nghị cán bộ y tế ngày 27-2-1957, Người viết: Y học cũng phải dựa trên nguyên tắc khoa học dân tộc và đại chúng. Ông cha ta ngày trước có nhiều kinh nghiệm quý hoá về cách chữa bệnh bằng thuốc ta, thuốc bắc. Để mở rộng phạm vi y học các cô các chú cũng nên chú trọng nghiên cứu và phối hợp thuốc "đông" và thuốc "tây".
Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ứng dụng Đông Tây y được đưa vào điều trị nhiều căn bệnh mạn tính. Trong đó có căn bệnh đái tháo đường nguy hiểm.
Phát huy tinh hoa của hai nền y học trong điều trị ĐTĐ
Y học phương Đông có lịch sử hình thành và phát triển hơn 5.000 năm trên cơ sở của lý thuyết “tạng tượng” và “kinh lạc” với phương thức chữa bệnh dùng thuốc (chủ yếu từ thực vật và động vật...) và không dùng thuốc (châm cứu, bấm huyệt, dưỡng sinh, khí công...). Việc chẩn trị của y học phương Đông là: cân bằng điều hòa tạng phủ trong cơ thể, giữa cơ thể với môi trường sinh hoạt; kích thích khả năng tái tạo, khả năng đề kháng của cơ thể; tăng cường vi tuần hoàn nuôi dưỡng tạng phủ, giúp tái tạo các mô, tế bào bị tổn thương; trung hòa, đào thải các độc tố ra khỏi cơ thể; bảo vệ các mô, tế bào lành chống lại các nội, ngoại độc tố...
Y học phương Tây trong nhiều thế kỷ đã phát huy được ưu điểm là có tác dụng nhanh, vì vậy giúp người bệnh hạ đường huyết nhanh chóng. Tuy nhiên, tây y chỉ có tác dụng hạ đường huyết theo giờ. Tức là khi hết thuốc thì đường huyết lại lên. Chưa kể đến việc thuốc tây thường có tác dụng phụ, gây ảnh hưởng hoặc gây ra những khó chịu đến cuộc sống của người bệnh. Một số tác dụng phụ thường gặp khi sử dụng thuốc tây điều trị Đái tháo đường là ho khan, rối loạn tiêu hóa, hạ đường huyết,…
Ngược lại, y học cổ truyền thường có tác dụng hạ đường huyết từ từ nên không thể sử dụng trong các trường hợp cấp tính, khi đường huyết đột ngột tăng quá cao. Tuy nhiên, về lâu về dài phương pháp này lại rất tốt, bởi nó giúp hạ đường huyết từ từ và giúp kiểm soát được đường huyết ổn định. Bên cạnh đó, đông y cũng rất an toàn, lành tính đối với cơ thể con người. Tuy nhiên việc áp dụng y học cổ truyền theo cách truyền thống đòi hỏi thời gian dài và sự kiên trì của người bệnh. Ngày nay, y học cổ truyền hay còn gọi là Đông y được bào chế hiện đại hơn thành những viên nang tiện dụng. Người bệnh không cần đun sắc lích kích mà hiệu quả đạt được lại cao hơn hẳn với hàm lượng hoạt chất cao.
Đông y và Tây y - hai cánh tay của người thầy thuốc
Như vậy, y học hiện đại và y học cổ truyền đều có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Chính vì thế, kết hợp Đông Tây y trong điều trị đái tháo đường là xu hướng mới được các chuyên gia y tế khuyên dùng để phát huy được ưu điểm của hai phương pháp. Nói cách khác, đây chính là một bước nâng cao của quá trình kế thừa, giữ lại những phần tinh hoa của 2 nền y học, đồng thời, hạn chế những nhược điểm, lạc hậu, để xây dựng một phương pháp điều trị tối ưu cho người bệnh.
Tạp chí Đái tháo đường