Menu
×

Lời khuyên cho người mắc đái tháo đường khi leo núi hay đi bộ đường trường

Ngày đăng: 28/07/2017 In bài viết này

SKNT - Những lưu ý dù rất nhỏ nhưng có thể bạn không hề biết. Chuyến đi sẽ trở nên an toàn nếu chúng ta nắm rõ những điều sau:

Đi bộ đường dài và leo núi là hai hoạt động thể lực khác nhau nhưng có chung những nguyên tắc trong quản lý đường huyết nếu những người mắc đái tháo đường tham gia hoạt động này.

Đi bộ đường dài là hoạt động trong thời gian dài ở khung cảnh tự nhiên thoáng đãng, có lịch trình đường đi đã biết trước. Leo núi là hoạt động có thể trong nhiều ngày, môi trường có thể thay đổi thậm trí khắc nghiệt hơn và đường đi chưa được thiết lập từ trước.

Sự khác nhau chính của 2 hoạt động này là thời gian bạn dành cho nó là bao nhiêu. Có một số vấn đề cần chú ý nếu người mắc đái tháo đường tham gia 2 hoạt động thể thao này mà không ảnh hưởng tới sức khỏe.

Dự trữ insulin

Thời tiết nóng

Insulin có thể lưu trữ trong nhiệt độ phòng khoảng 1 tháng, nhưng nếu dười thời tiết nắng nóng hay một chuyến đi giữa mùa hè như hiện nay thi insulin có thể bị biến đổi, ảnh hưởng đến chất lượng. Một số loại insulin nhanh trong suốt có thể xuất hiện vẩn đục. Bạn nên tránh để insulin tiếp xúc với nắng hay nguồn nhiệt cao. Nên giữ ở nơi mát nhất trong hành lý hoặc sử dụng túi giữ lạnh để bảo quản insulin.

Thời tiết lạnh

Nếu bạn thực hiện chuyến đi trong thời tiết giá lạnh, thậm trí âm độ thì nên cất insulin cạnh người, trong các lớp aó để giữ nó không bị đông cứng và mất chức năng.

Kim Tiêm

Nên mang đủ số lượng kim tiêm và các vật liệu sát trùng trong suốt chuyến đi. Nên dùng loại kim 1 lần hoặc có phần bảo vệ cẩn thận để kim vẫn sắc nhọn.

Thức ăn

Bạn cần ăn nhiều carbohydrat hơn mức bình thường trong chuyến đi. Với leo núi thì có thể năng lượng cần gấp đôi. Ăn các loại hạt, ngũ cốc như cơm, bánh mỳ, pasta, ngũ cốc có thể duy trì năng lượng thời gian dài hơn các loại đường nhanh. Các loại hạt ngũ cốc cung cấp nguồn năng lượng ổn định hơn và chất xơ giúp các tế bào hấp thụ chậm lại. Protein không có giá trị nhiều trong các chuyến đi dài, vì vậy lượng vừa đủ protein giúp bạn duy trì khối cơ là phù hợp.

Điều trị thuốc

Với những bệnh nhân tham gia hoạt động nặng nên có chế độ điều trị riêng biệt. 

Thay đổi liều insulin

Việc cắt giảm insulin là có thể cần thiết trong chuyến đi. Nếu bạn chưa hề có trải nghiệm trước đó thì việc thảo luận kỹ với bác sĩ là cần thiết. Bạn không nên tham gia leo núi nếu bạn chưa rõ ràng về cách chỉnh liều insulin cho bản thân.

Hạ đường huyết

Những người mắc đái tháo đường, đang dùng insulin, sulphonylurea, glinides và ít tập luyện trước đó có nguy cơ hạ đường huyết rất cao nếu tham gia một chuyến di dài. Bạn nên kiểm tra mức đường huyết thường xuyên và nên tập luyện để chuẩn bị cho cơ thể trước chuyến đi.

Mất nước

Uống đủ nước rất quan trọng trong chuyến đi. Nó giúp chức năng đường huyết kiểm soát dễ dàng hơn. Tránh để hiện tượng quá khát sảy ra.

Độ cao

Nếu thực hiện leo núi lên độ cao nào đó thì bạn có thể gặp một số vấn đề. Việc mang theo những thức ăn bổ sung đường nhanh là cần thiết vì nguy cơ hạ đường huyết sẽ cao hơn tại những nơi đặc biệt này.

Kiểm tra đường huyết

Một số loại máy kiểm tra đường huyết không thể đọc được ở nơi quá cao hay thiếu oxy hoặc máu trở nên quá đặc do mất nước khi lên độ cao nào đó. Bạn nên giữ máy và que thử ấm. Tay quá lạnh cũng có thể hưởng đến kết quả. Nên sử dụng giọt máu đủ nhiều, tránh trường hợp máu đông quá nhanh ở nơi áp suất thấp. Nếu bạn nghi ngờ kết quả của máy, hãy kẹp nó vào nách để làm ấm và thử lại. Chú ý mang theo pin cho máy và đủ số lượng que thử.

Chăm sóc bàn chân

Bàn chân là cơ quan nhạy cảm nhất rất dễ bị tổn thương khi thực hiện leo núi hay đi bộ hoặc thực hiện những chuyến đi dài. Hãy chắc chắn chọn giầy phù hợp và thoải mái cho đôi chân của bạn, thường xuyên phải kiểm tra chân, chăm sóc bàn chân sau mỗi lần nghỉ ngơi.

Bs Nguyễn Thị Thu Trang