Nguy cơ đột quỵ trực chờ vì mất ngủ

Theo các bác sĩ thì việc giải quyết tận gốc các tổn thuơng bệnh lý, tâm lý, stress kéo dài là cách điều trị mất ngủ tốt nhất

Cảnh giác với tình trạng mất ngủ kéo dài

Theo thống kê gần đây tại một số phòng khám thần kinh lớn tại TP.HCM và Hà Nội, số người đến khám vì mất ngủ ngày càng tăng trong đó, khoảng 1/3 số bệnh nhân mất ngủ với thời gian kéo dài trên 1 tháng.

Mất ngủ kéo theo nhiều nguy cơ cho sức khỏe và cuộc sống

Người bị mất ngủ thường than phiền họ khó rơi vào giấc ngủ, nằm trằn trọc; dễ thức giấc, khó ngủ lại; thức dậy thường mệt mỏi, nặng đầu, kém minh mẫn… Hậu quả là tình trạng suy nhược, căng thẳng, rệu rã, stress kéo dài. Có không ít người chủ quan với một vài đêm mất ngủ, không có biện pháp khắc phục kịp thời tình trạng cấp tính khiến mất ngủ trở thành mãn tính. Vì vậy cần chữa bệnh mất ngủ sớm và tích cực để cải thiện giấc ngủ.

Lý do thường gặp khi khai thác bệnh sử của bệnh nhân mất ngủ thường liên quan đến áp lực về công việc, học tập, kinh tế gia đình… Điều này càng khiến họ dễ rơi vào tình trạng rối loạn lo âu, cáu gắt, dễ nổi nóng và giảm khả năng tư duy, xử lý những vấn đề phức tạp. Các nghiên cứu cho thấy, ngủ ít làm giảm 60% khả năng giải quyết vấn đề và 40% trí nhớ dẫn đến hậu quả hay quên, mất tập trung, chậm chạp trong công việc và cuộc sống…

Đột quỵ dễ “viếng thăm” người mất ngủ

Không dừng lại ở những phiền toái hàng ngày, mất ngủ còn là nguy cơ lớn với sức khỏe. Theo thông tin được các chuyên gia ở ĐH Y khoa Icahn (ISM) công bố tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Tăng huyết áp Hoa Kỳ vừa qua, ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm làm tăng 83% nguy cơ đột quỵ – tai biến mạch máu não (TBMMN) so với người ngủ đủ 7-8 giờ.

 

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.