Những sang chấn tâm lý ở trẻ khi chứng kiến bố mẹ cãi nhau

SKNT - Trong cuộc sống gia đinh không thể tránh khỏi có những lúc bất đồng quan điểm dẫn đến mâu thuẫn, cãi cọ. Điều này thực sự trở thành vấn đề lớn nếu như những tranh cãi đó của bộ mẹ diễn ra trước mắt con cái.

Bởi vậy, có những điều bạn không nên làm trước mặt bọn trẻ bởi không tốt cho sự phát triển tâm lý của chúng. Đã có những cuộc khảo sát để kiểm tra những vấn đề tâm lý mà trẻ gặp phải khi thường xuyên thấy bố mẹ cãi nhau.

Ảnh minh họa

Tính cách thay đổi

Đó là việc trẻ sẽ trở nên hung hăng hơn, một khi những hình ảnh cãi cọ, mâu thuẫn mà chúng thường xuyên phải chứng kiến sẽ trở nên quen thuộc, hình thành sâu trong trí nhớ của trẻ. Trẻ sẽ cho rằng cãi nhau sẽ là cách để giải quyết vấn đề. Từ đó trẻ em sẽ bắt chước cha mẹ và giải quyết các vấn đề cá nhân của chúng bằng cãi vã và đánh nhau. Hành vi hung hăng này có thể khiến trẻ gặp rắc rối ở trường học hoặc trong một cộng đồng xã hội, ảnh hưởng đến các mối quan hệ bạn bè của trẻ.

Tổn thương về mặt tình cảm

Khi cha mẹ đánh nhau hoặc tranh cãi trước mặt trẻ, trẻ sẽ cảm thấy mất an toàn, mất lợi ích. Trẻ có thể trở nên cực kỳ buồn bã vì những người mà trẻ yêu thương đang không hòa thuận với nhau. Điều này sẽ dẫn đến trẻ cảm thấy lo lắng, buồn bã, ít nói. Một số trẻ sẽ thu mình lại vì chúng thấy khó thể hiện tình cảm.

Bắt chước hành vi của người lớn

Hệ quả của việc này có thể trẻ sẽ hình thành các mối quan hệ cá nhân và cách làm người lớn ngay trong chính môi trường chúng sống. Điều này nếu như không uốn nắn và thay đổi môi trường sống thì rất có thể khi lớn lên điều đó có thể xảy ra trong chính cuộc sống của trẻ. Chúng sẽ bắt chước những hành vi của người lớn như đánh con của mình. Trẻ em rất dễ có vấn đề với lòng tin. Chúng thấy người lớn làm tổn thương lẫn nhau và sẽ tự động tránh xa khỏi những mối quan hệ đó vì sợ bị tổn thương.

Vấn đề về thể chất

 Sự buồn bã về tình cảm thường chuyển thành các vấn đề về thể chất. Chẳng hạn như cha mẹ cãi nhau về tiền nong, trẻ cảm thấy mình vô dụng và trở nên lo lắng. Cảm giác này có thể sẽ được chuyển thành bệnh đau đầu hoặc đau dạ dày. Khi buồn bã, trẻ không muốn ăn hoặc ngược lại, ăn quá nhiều để đối phó. Lo lắng sẽ khiến trẻ khó ngủ vào buổi tối mà cứ suy nghĩ mãi về các mâu thuẫn đã xảy ra trong ngày. Các triệu chứng về thể chất sẽ khiến trẻ phải nghỉ học hoặc không tham gia các hoạt động cùng bạn bè.

Nếu phải chứng kiến cha mẹ cãi nhau, trong lòng trẻ sẽ chất chứa ấn tượng không tốt, lâu dần hình thành sự phản kháng, nhất là ở tuổi dậy thì, khi trẻ biết khẳng định cái tôi và đòi hỏi sự tôn trọng của người lớn. Đã có những trẻ học hành sa sút, bị trầm cảm… bởi không thoát ra được cảm xúc căng thẳng, buồn chán, sợ hãi thường xuyên khi chứng kiến cảnh bất hoà của cha mẹ.

Những điều trên thực sự sẽ là hồi chuông cảnh tỉnh cho một số bậc cha mẹ đã và đang có những hành vi ảnh hưởng lớn đến chính đứa con của mình. Hãy cùng nhau nâng niu, bảo vệ con trẻ - những mầm non tương lai của đất nước.

Thiên Lý (T/h)

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.