Tạp chí Đái tháo đường số 3

SKNT - Cuốn Tạp chí này có thể coi như cẩm nang dành cho người ĐTĐ, chúng tôi mong rằng, người bệnh sẽ ứng dụng được trực tiếp vào cuộc sống của mình, nhằm giúp mỗi người bệnh tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng như chủ động ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

THƯ TÒA SOẠN

“Thế kỷ 21 là thế kỷ của các bệnh Nội tiết và Rối loạn chuyển hóa”, đặc biệt là bệnh Đái tháo đường (ĐTĐ). Đái tháo đường, nhất là đái tháo đường týp 2 đã và đang trở thành quan ngại lớn nhất của y tế công cộng ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Mỗi năm, nhân loại phải tiêu tốn hàng ngàn tỷ USD chi phí trực tiếp cho chữa trị, phòng ngừa biến chứng và các công trình nghiên cứu lớn nhỏ để phòng và chữa bệnh.

Điều đặc biệt nguy hiểm là bệnh diễn biến âm thầm, nhưng hậu quả để lại thì vô cùng tàn khốc. Đái tháo đường là nguyên nhân hàng đầu dẫn tới biến chứng nguy hiểm đe dọa đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh như biến chứng tim mạch, suy thận, mù mắt, hoại tử chi. Cứ 20 giây trôi qua lại có một người mắc bệnh ĐTĐ có biến chứng bàn chân phải cắt cụt chi. Cứ 10 người suy thận thì có 4 người phải lọc máu vì ĐTĐ nếu muốn sống sót. Trong 3 người bị ĐTĐ thì có 1 người bị tổn thương mắt ở các mức độ khác nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân gây mù lòa cho 1,8 triệu người mỗi năm và là nguyên nhân dẫn tới 50% số ca bị các bệnh lý tim mạch.

Đáng buồn là, thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm (chữa khỏi hoàn toàn) cho căn bệnh này. Mọi nỗ lực của y học hiện đại và y học dân tộc trên toàn cầu mới chỉ dừng lại ở việc làm chậm quá trình diễn tiến của bệnh, làm giảm các biến chứng của người đã mắc bệnh ĐTĐ. Do đó, việc dùng thuốc đối với người bệnh là bắt buộc và phải duy trì cả đời.

Thuốc Tây y có tác dụng nhanh nhưng nhiều người lại lo ngại dùng lâu có thể phải tăng liều, và bị các tác dụng phụ của thuốc. Thuốc Đông y có tác dụng chậm hơn. Do đó, phương pháp được khuyến khích hiện nay là dùng Đông – Tây y kết hợp để phát huy ưu điểm của cả hai phương pháp.

Cuốn Tạp chí này có thể coi như cẩm nang dành cho ngườiĐTĐ, chúng tôi mong rằng, người bệnh sẽ ứng dụng được trực tiếp vào cuộc sống của mình, nhằm giúp mỗi người bệnh tự chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cũng như chủ động ngăn ngừa biến chứng của bệnh.

Hà Nội, ngày 5 tháng 12 năm 2016

PGS.TS Tạ Văn Bình

Một số hình ảnh cuốn tạp chí

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.