Thủ phạm khiến vết thương khó liền
Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa gây ức chế quá trình liền vết thương
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các nhà khoa học Anh ở Đại học Manchester cho biết cứ 10 người bị thương tích nghiêm trọng lại có 1 người mang những vết thương khó chữa liền.
Để làm rõ ẩn số trên, các nhà khoa học đã phát hiện ra trên bề mặt da người chứa một loài vi khuẩn có tên Pseudomonas aeruginosa có thể ức chế quá trình lành vết thương. Nếu một khâu nào đó trong sinh lý bệnh liền thương bị gián đoạn vì dụ như cơ chế cho phép cơ thể nhận ra loài vi khuẩn bị trục trặc, hoạt động không đúng thì có thể dẫn đến tình trạng mất cân bằng hệ vi khuẩn tại vết thương gây nên tình trạng tổn thương viêm mạn tính.
Được biết, công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Anh một lần nữa cho thấy vai trò quan trọng của các quần thể vi khuẩn trên bề mặt da người có liên quan mật thiết đến quá trình điều trị bệnh
Các vết thương lâu lành ở người bệnh
Thiết bị mới giúp vết thương mau liền hơn
Để kiểm soát vấn đề vi khuẩn, Các nhà khoa học Nga vừa ra mắt một thiết giúp thúc đẩy quá trình liền vết thương. Nguyên mẫu đầu tiên của thiết bị đã được giới thiệu tại hội nghị Kỹ thuật Y sinh - Biotechmed. Theo đó, nguyên lý của thiết bị là quá trình hút chân không và kết hợp với kiểm soát vi khuẩn tại vết thương, làm giảm quá trình viêm và tăng tốc độ hồi phục gấp 3 lần. Bí quyết là ở việc truyền liều lượng dung dịch sát khuẩn với liều có thể điều chỉnh được vào vết thương và đồng thời sử dụng áp suất âm để làm giảm viêm.
Thiết bị điện tử giúp điều chỉnh lượng chất lỏng và chất khử trùng cũng như áp suất âm tới vết thương. Theo các nhà phát triển, hệ thống có thể được sử dụng trong phẫu thuật khoang bụng, lồng ngực, phẫu thuật trong các ca bỏng, chấn thương,…
Plasma lạnh diệt cả vi khuẩn kháng thuốc, tăng tốc quá trình liền vết thương
Trong khi chờ đợi nghiên cứu của các nhà khoa học Nga được ứng dụng thực tế thì các nhà khoa học tại Viện Vật lý – Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam đã phát minh ra máy Plasma lạnh dùng để điều trị các vết thương đặc biệt các vết thương nhiễm khuẩn, các vết thương mạn tính khó liền, lâu liền; các vết thương nhiễm khuẩn đã bị kháng với các kháng sinh, các vết loét do bệnh đái tháo đường,...Tia Plasma lạnh đã được nhiều nghiên cứu trên thế giới chứng minh rất an toàn và hiệu quả trong điều trị các vết thương mạn tính do tia có khả năng ngăn ngừa và phá vỡ màng Biofilm do vi khuẩn tạo ra (đây là yếu tố nguy cơ chính ngăn cản quá trình liền thương).
Máy phát tia Plasma lạnh hiện đang bắt đầu được nhiều bệnh viện tuyến trung ương và địa phương trang bị và sử dụng điều trị rộng rãi theo phác đồ đã được Bộ Y tế ban hành. Kết quả báo cáo từ các bệnh viện cho thấy, đã điều trị khỏi nhiều bệnh nhân có các vết thương do chấn thương, các vết thương bỏng, các vết loét do các bệnh da liễu, các vết loét do biến chứng đái tháo đường, các vết loét do thiểu dưỡng, các vết loét mỏn cụt, loét do tì đè nằm lâu ở các bệnh nhân bị đột quỵ, tai biến mạch máu não; điều trị, dự phòng các vết loét nhiễm trùng sau mổ; dự phòng nhiễm khuẩn và sẹo lồi sau phẫu thuật thẩm mỹ; điều trị giảm đau trong bệnh zona thần kinh; điều trị loét do nấm,...
Công nghệ Plasma lạnh điều trị hiệu quả đối với các vết thương hở nhiễm khuẩn, chi phí điều trị thấp hơn rất nhiều so việc dùng kháng sinh. Với các vết thương nhiễm vi khuẩn kháng thuốc thì điều trị bằng Plasma lạnh có chi phí ước tính giảm hàng chục lần so với điều trị bằng các kháng sinh đặc hiệu.
Trong lúc vấn đề lạm dụng kháng sinh, kháng kháng sinh đang là vấn đề "nóng" thì việc ứng dụng thành công Plasma lạnh sẽ giúp giảm nguy cơ kháng thuốc kháng sinh, mang lại lợi ích cho cộng đồng và người bệnh.
Ảnh phải trước điều trị; Ảnh trái vết thương gần khỏi (Plasma lạnh kích thích tổ chức hạt và biểu bì mọc nhanh, không cần ghép da, giảm tối đa sẹo)
Thu Trang