Vì sao kháng sinh không trị được cảm cúm

Người bệnh cần nghỉ ngơi đến khi bình phục hoàn toàn, điều trị tại nhà cho hết sốt; nên ăn đủ chất, uống nhiều chất lỏng để không mất nước. Súc miệng bằng nước

Khảo sát thói quen chữa cúm thực hiện trên VnExpress mới đây thu hút gần 500 độc giả tham gia. Kết quả cho thấy, đến 45% người mắc cúm ít nhất 3 lần mỗi năm. Bệnh hay gặp song có đến 71,4% độc giả hiểu sai cách chữa trị. Họ cho biết từng dùng kháng sinh để chữa căn bệnh truyền nhiễm này.

Dưới đây là cách phòng và chữa bệnh theo tư vấn của Tiến sĩ, bác sĩ Trần Anh Tuấn - Phó chủ tịch Hội Hô hấp TPHCM, Trưởng khoa hô hấp Bệnh viện Nhi đồng 1:

Kháng sinh chiết xuất từ các vi sinh vật và nấm. Thế hệ đầu tiên làm từ nấm penicillin, được phát hiện năm 1895, bởi nhà vật lý học Vincenzo Tiberio (Đại học Naples, Italy). Thuốc có khả năng tiêu diệt hoặc kìm hãm vi khuẩn phát triển, song không có tác dụng với virus.

Các mẹ hay nhầm lẫn mắc cúm phải dùng kháng sinh, mà không biết rằng cúm do ba chủng virus A, B, C gây ra. Thường gặp nhất là chủng cúm A với 144 loại virus (tổ hợp 16 kháng nguyên H1-H16 và 9 kháng nguyên N1-N9; ví dụ H1N1, H3N2 và H5N1).

Uống kháng sinh không có tác dụng diệt virus cúm, cũng không giúp phòng ngừa bội nhiễm vi khuẩn ở người đang mắc bệnh. Bác sĩ chỉ kê đơn khi bệnh nhân có biến chứng nhiễm khuẩn: viêm phổi, viêm tai giữa cấp, xoang cấp. Việc dùng kháng sinh để trị cúm vừa tốn kém, lại có thể gây ra tác dụng phụ (tiêu chảy, dị ứng, mệt mỏi...).

Cơ thể sẽ loại trừ virus cúm trong vài ngày, tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần điều trị. Bác sĩ có thể chỉ định thuốc điều trị kháng virus cho trường hợp nặng, bệnh nhân có nguy cơ cao. Thuốc ho, nghẹt mũi làm giảm nhẹ triệu chứng khó chịu, song không giúp bệnh hết nhanh hơn. Nếu sốt cao, có thể dùng hạ sốt chứa paracetamol, tuyệt đối tránh aspirin.

Nhập viện, cách ly gấp nếu nghi ngờ cúm H5N1. Các triệu chứng gồm: tím tái; khó thở, đau ngực; ói nặng, dai dẳng; có dấu hiệu mất nước; co giật; ngủ li bì; trẻ khóc không có nước mắt, bú kém.

Người bệnh cần nghỉ ngơi đến khi bình phục hoàn toàn, điều trị tại nhà cho hết sốt; nên ăn đủ chất, uống nhiều chất lỏng để không mất nước. Súc miệng bằng nước muối loãng để giảm bớt triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, bệnh nhân cũng nên che mũi miệng khi ho và hắt hơi, rửa tay bằng xà bông… để tránh lây nhiễm... cho người khác.

Để phòng cúm, cần chủ động nâng cao hệ miễn dịch cơ thể để chống đỡ lại virus bằng cách nghỉ ngơi và vận động hợp l‎ý, ăn thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin, bổ sung lợi khuẩn... Người có nguy cơ cao (trẻ 6 tháng đến 8 tuổi; cao niên trên 65 tuổi; người mắc bệnh mạn tính) nên tiêm phòng vắc xin cúm mỗi năm một lần. Dù lỡ nhiễm virus, bệnh cũng nhẹ hơn, ít biến chứng, mau khỏi.

Gần đây, khoa học hiện đại quan tâm nhiều đến vai trò quan trọng của hệ vi sinh ruột người, không chỉ có lợi cho tiêu hóa và chuyển hóa đường ruột mà còn có chức năng sản sinh 70-80% tế bào miễn dịch cho cơ thể. Các lợi khuẩn (probiotics) cạnh tranh chỗ đứng với hại khuẩn (bacterias), sản xuất kháng thể miễn dịch IgA chống lại các tác nhân gây bệnh, điều hòa phản ứng viêm toàn thân và tại chỗ.

Nguồn vnexpress.net

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.