Độc thân làm tăng nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ?
Có hai loại người độc thân. Nhóm đầu tiên là những người lựa chọn sống độc thân vì nhiều lý do như sợ hãi cam kết, không quan tâm đến hôn nhân và trẻ em, cuộc sống công việc bận rộn, không quan tâm đến tình dục,…
Loại thứ hai là những người không chọn cuộc sống độc thân, nhưng có thể là do hoàn cảnh khiến họ trở nên độc thân, ví dụ như bạn đời qua đời, không tìm được bạn đời lý tưởng, mối quan hệ xấu, thiếu tự tin,…
Dù do bất kỳ lý do gì thì cuộc sống độc thân cũng khiến bạn cảm thấy cô đơn, và thậm chí là gặp rắc rối về tình dục.
Mối liên quan giữa cuộc sống độc thân và chứng sa sút trí tuệ
Những người trên 55 tuổi có nguy cơ cao mắc các chứng rối loạn liên quan đến tuổi tác.
Những bệnh liên quan đến tuổi tác thường gặp gồm viêm khớp, đau khớp, bệnh tim, tăng huyết áp, sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer,…
Cuộc sống độc thân sẽ khiến bạn cảm thấy cô đơn
Sa sút trí tuệ là gì?
Sa sút trí tuệ là một nhóm các triệu chứng trong đó một người dần dần mất khả năng suy nghĩ, nhớ và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Triệu chứng sa sút trí tuệ
Các triệu chứng chính của chứng sa sút trí tuệ bao gồm mất trí nhớ, suy giảm tinh thần, không có khả năng nói và hiểu, lúng túng, tức giận, lo lắng,…
Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đại học London cho biết những người có gia đình hoặc những người có bạn tình có nhiều cơ hội tương tác xã hội hơn khi lớn tuổi, những người độc thân thường có xu hướng bị cô lập.
Tham gia các hoạt động xã hội thường xuyên có thể giúp giữ cho tế bào não hoạt động và khuyến khích những thói quen lành mạnh, vì vậy những người có bạn đời ít bị các bệnh như chứng sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer.
Theo kết luận này, những người độc thân có xu hướng phát triển chứng sa sút trí tuệ.
Theo BS Tuyết Mai