Tại sao đừng bao giờ bỏ ăn sáng?

SKNT - Theo một nghiên cứu mới nhất, bỏ ăn sáng có thể làm tăng nguy cơ đái tháo đường và bệnh tim.

Nhóm nghiên cứu ở Bath và Nottingham (Anh) đã phát hiện ra rằng mỡ ở những người béo phì đáp ứng ứng insulin ít hơn người gầy và giảm cân ở nhóm này liên quan với tổng lượng mỡ trong cơ thể.

Trong 6 tuần, các nhà nghiên cứu đã chia 49 người trưởng thành (20 người béo phì, 29 người bình thường) thành 2 nhóm: ăn sáng mỗi ngày trước 11h hay nhịn đến bữa trưa.

Trong đó, nhóm ăn sáng sẽ “nạp” 350 calo trong 2 tiếng sau khi thức dậy và thêm ít nhất 700 calo vào lúc 11h mỗi ngày.

Trước và sau 6 tuần, các nhà nghiên cứu sẽ đo mức độ chuyển dưỡng, phản ứng khi đói, các chỉ số khối cơ thể, dấu hiệu tim mạch, chuyển hóa. Họ cũng sẽ được đo lượng mỡ và hoạt động của 44 gen và protein then chốt.

Nhóm nghiên cứu cũng tìm hiểu về cách các tế bào mỡ lấy đường khi đáp ứng với insulin.

Kết quả cho thấy, ăn sáng sẽ kích thích các tế bào mỡ “tiêu hóa” đường hơn là tích trữ nó.

Quá trình này cũng giúp điều chỉnh insulin, kiểm soát đường máu và ngăn cơ thể tích mỡ, gây ra bệnh đái tháo đường và tim mạch.

Trưởng nhóm nghiên cứu, BS. Javier Gonzalez, chuyên gia sinh lý học của ĐH Bath, cho biết: “Hiểu rõ phản ứng của mỡ với những gì chúng ta ăn sẽ giúp định ra chiến lược rõ ràng hơn để đáp ứng cơ chế chuyển hóa phù hợp với cơ thể”.

Nghiên cứu này một lần nữa củng cố thêm quan điểm bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày vì giúp giảm béo phì, điều hòa sự trao đổi chất và cung cấp năng lượng bền vững, giúp bạn vượt qua ngày dài.

Các nghiên cứu trước đó cũng cho thấy mối liên quan giữa ăn sáng với sức khỏe như: ghi nhớ và tập trung tốt hơn, giảm cholesterol xấu và giảm nguy cơ tăng cân.

Bỏ bữa sáng còn khiến chu kỳ no đói bị ảnh hưởng.

Khi bạn thức dậy, đường huyết thường ở mức thấp và ăn sáng sẽ giúp bổ sung, cải thiện chỉ số này.

Nếu bạn không nhận "nhiên liệu" từ thực phẩm, bạn có thể cảm thấy bị cạn kiệt năng lượng và có thể sẽ ăn nhiều vào cuối ngày. Cùng với đó là nguy cơ xơ vữa động mạch hay tích mỡ, cholesterol và mảng bám trong thành động mạch.

   Diệp Linh (Theo Dântrí).

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.