Tia Plasma lạnh: nửa triệu Đô và 15 triệu đồng

Tại Israel các nhà khoa học đã bắt đầu nghiên cứu ứng dụng chiếc máy BioWeld1 sử dụng tia plasma lạnh điều trị trong y tế với nguồn kinh phí khởi điểm là nửa tr

Công nghệ plasma trên thế giới

Khi công nghệ plasma được ứng dụng trong y khoa, các công ty thiết bị y tế bắt đầu nghiên cứu chiếc máy sử dụng tia plasma lạnh để đưa ra thị trường, các bác sỹ phẫu thuật trên thế giới đã có một công nghệ đột phá trong tay nhằm thực hiện các ca mổ mà không để lại sẹo. Theo dự kiến ban đầu, những phụ nữ sinh mổ sẽ có thể là những người đầu tiên hưởng lợi từ công nghệ mới này, công nghệ mới dùng tia plasma lạnh giúp làm liền các vết thương sau khi phẫu thuật mà không cần khâu hoặc dùng kẹp.

Plasma là một chất khí với một tỷ lệ nhất định phân tử được ion hóa, đã được kiểm chứng là một chất khí có tác dụng làm lành, gắn kết các mô lại, kiểm soát lượng máu, làm lành và giúp mô khỏe mạnh hơn, khử trùng và tiêu hủy các tế bào ung thư. (Plasma là một tập hợp mạnh của những hạt nhiễm điện chẳng hạn như electron và hạt không nhiễm điện. Plasma thường được tạo ra bằng cách làm cho một loại khí trở nên siêu nóng. Một số chuyên gia vật lý gọi plasma là dạng vật chất thứ tư, ba dạng còn lại là chất rắn, lỏng và khí.)

Theo các chuyên gia, quá trình điều trị bằng tia plasma mỗi lần kéo dài khoảng vài phút, làm lành vùng bị thương hoàn toàn, để lại sẹo nhỏ nhất và giảm đau cho vết thương khâu.

 Tại Israel đã có chiếc máy BioWeld1 được nghiên cứu bởi anh trai ông Ronen là Amnon, người phụ trách các dự án phát triển tại Tower Semiconductor phía Bắc Israle và tại Trung tâm R&D của Intel tại Israel. Trước đó, ông từng là bác sỹ quân y. Ông đã khá thành thạo với công nghệ plasma lạnh từ khi làm việc ở Tower – địa điểm tập trung để khắc các chất bán dẫn – và từ đó ông có ý tưởng kết hợp hai lĩnh vực chuyên môn của mình. Amnon Lam đã thấy được tiềm năng của việc sử dụng plasma lạnh cho ngành chăm sóc sức khỏe, và các ứng dụng trong ngành thẩm mỹ, y khoa và chăm sóc da. “Cuối cùng, ông kết luận việc điều trị vết thương hở là có tiềm năng nhất,” theo lời anh trai ông. “Việc gắn kết lại các mô đã được thực hiện hàng nghìn năm nay với các phương pháp khâu, gần đây là với các dụng cụ khâu và kẹp”, ông Lam nói. “Nay là lúc chúng ta cần làm điều gì đó đổi mới trong thị trường truyền thống này, đó cũng là nguyên nhân mà chúng tôi quyết định bắt đầu từ đây”.

Sử dụng plasma lạnh trong y tế tại Israel

Với nửa triệu Đô la tiền hỗ trợ vay vốn từ Văn phòng các nhà Khoa học Israel, IonMed đã cùng với trung tâm nuôi dưỡng khởi nghiệp Trendlines ở miền Bắc Israel hình thành ý tưởng từ đầu, cho tới năm 2011 đã đạt doanh thu 3 triệu Đô la. Công ty này hiện nay có sáu nhân viên làm việc tại văn phòng ở Yokne’am Ilit.

Lam cho biết có nhiều công ty đã và đang đưa ra các giải pháp và sản phẩm dụng cụ y tế tiên tiến để khâu hoặc dính liền vết thương trên thị trường. “Tuy nhiên, công nghệ Plasma lạnh là một công nghệ độc nhất vô nhị nhờ vào ảnh hưởng của nó tới các mô và có thể áp dụng rộng rãi, vì vậy nhận được nhiều sự quan tâm từ những công ty lớn,”.

Sản phẩm BioWeld1 cung cấp plasma lạnh thông qua nhiều bước tiến hành một lần. Quá trình làm lành da được tiến hành sử dụng áp suất của plasma lạnh tạo áp lực lên một màng phim sinh học – một sản phẩm của Chitoplast – để hàn các mô lại với nhau. Các bước tiếp theo thì không cần sử dụng sản phẩm Chitoplast mà chủ yếu dựa vào các tác dụng của áp suất plasma lên mô.

Qua thực tế điều trị tia plasma lạnh của BioWeld1 đã mang lại hiệu quả điều trị tốt được đánh giá cao và nhận được sự quan tâm từ nhiều công ty lớn, cũng như các nước đang nghiên cứu ứng dụng công nghệ plasma.

 Nghiên cứu và phát triển công nghệ plasma tại Việt Nam

Tại Việt Nam, điều trị vết thương bằng công nghệ plasma là sáng chế của hai Tiến sĩ Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam. Bắt đầu từ năm 2011 với "nguồn vốn" là 2 chiếc bàn văn phòng và một đề tài nghiên cứu cấp cơ sở với chi phí 15 triệu đồng, 4 năm sau, Tiến sỹ(TS) Đỗ Hoàng Tùng- Viện Vật lý, Viện Hàn lâm KHCN Việt Nam cùng với cộng sự TS Nguyễn Thế Anh đã chế tạo thành công chiếc máy phát tia plasma lạnh ứng dụng công nghệ hồ quang trượt (Gliding arc plasma - GAP) - một trong những chiếc máy phát tia plasma đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý này.

TS bên chiếc máy PlasmaMED do anh và các cộng sự nghiên cứu chế tạo

Sau một thời gian nghiên cứu chế tạo rồi đưa vào thử nghiệm mang lại những hiệu quả tích cực, được kiểm nghiệm và thử nghiệm lâm sàng tại nhiều bệnh viện lớn, chiếc máy PlasmaMed của tiến sỹ 8X Đỗ Hoàng Tùng đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận đăng ký lưu hành sản phẩm thiết bị y tế. Đây được coi là chiếc máy PlasmaMed "made in Việt Nam" đầu tiên được đưa vào thử nghiệm chữa lành vết thương mà không cần kháng sinh.

Ứng dụng Plasma lạnh dùng để điều trị các vết thương đặc biệt các vết thương nhiễm khuẩn, các vết thương mạn tính khó liền, lâu liền; các vết thương nhiễm khuẩn đã bị kháng với các kháng sinh, các vết loét do bệnh đái tháo đường...Các bệnh viện ứng dụng rất đa dạng để điều trị trên các bệnh nhân cụ thể các bệnh nhân có vết thương do chấn thương, các vết thương bỏng, các vết thương, các vết loét do các bệnh da liễu, các vết loét do biến chứng đái tháo đường, các vết loét do thiểu dưỡng, các vết loét mỏn cụt, loét do tì đè nằm lâu ở các bệnh nhân bị đột quỵ, tai biến mạch máu não; điều trị các vết loét nhiễm trùng sau mổ (Bệnh viện Phụ sản TW điều trị nhiễm khuẩn sau mổ đẻ).

Plasma có thể diệt nhiều loại vi khuẩn đề kháng thuốc mà kháng sinh đắt tiền không chữa được. Theo Tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng, Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, nhiều bệnh nhân viêm xương gót chân và kháng kháng sinh, đã hết nhiễm trùng sau 6 lần chiếu Plasma. 

"Mỗi lần chiếu trung bình mất 2 phút. Vết thương sẽ giảm khuẩn ngay từ lần đầu tiên, sạch khuẩn sau 2-3 lần. Đối với các vết loét mạn tính thì cần chiếu khoảng 4-5 lần", Tiến sĩ Tùng cho biết..

Hiện mỗi phút chiếu giá 30.000 đồng, 1-2 ngày thực hiện một lần, tùy mức độ nghiêm trọng của vết thương. Plasma lạnh giúp người bệnh giảm thời gian điều trị và chi phí 8-10 lần so với các phương pháp khác (ghép da, phẫu thuật, hút áp lực âm, tiêm hoặc uống kháng sinh…).

Thuốc kháng sinh hiện chiếm tới 33% chi phí khám chữa bệnh. Tiến sĩ Tùng cho biết, sẽ tiếp tục nâng cấp thiết bị để phù hợp cho từng chuyên khoa (nha khoa, lão khoa, phụ sản...) và giới thiệu đến nhiều bệnh viện hơn, nhằm giảm phụ thuộc vào kháng sinh.

Thu Trang (T/H)

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.