Triệu chứng cho thấy trẻ bị viêm màng não

Chúng ta rất dễ nhầm lẫn biểu hiện của viêm màng não với viêm nhiễm đường hô hấp hay sốt virut. Bệnh này thường bắt đầu với các biểu hiện sốt, chán ăn, bú kém,

Trẻ mắc bệnh viêm màng não thường là hậu quả của nhiễm trùng do vi trùng đã tồn tại ở vùng mũi và miệng, hoặc do bị bệnh viêm mũi họng lâu ngày nhưng không điều trị đúng cách hoặc không tới nơi tới chốn. Viêm màng não cũng có thể là kết quả của các nhiễm trùng xảy ra gần não như tai hoặc xoang và đó cũng có thể là biến chứng cơ hội của phẫu thuật não, đầu hay cổ. Những vi trùng này đi vào máu và đến cư trú ở lớp màng bao bên ngoài não (màng não).

Ảnh minh họa

Bệnh lây qua đường hô hấp, siêu vi trùng hay vi trùng gây bệnh có trong các chất tiết đường hô hấp. Một số người lành khi hít phải chất tiết này khi người bệnh ho hay hắt hơi sẽ có thể bị bệnh. Siêu vi trùng hoặc vi trùng khi vào cơ thể sẽ vào máu sau đó xâm nhập vào màng não và gây bệnh. Nếu tiếp xúc với bệnh nhân bị viêm màng não, một số trường hợp cần uống thuốc dự phòng tùy theo chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên lây bệnh viêm màng não trực tiếp từ người sang người rất hiếm.

Chúng ta rất dễ nhầm lẫn biểu hiện của viêm màng não với viêm nhiễm đường hô hấp hay sốt virut. Bệnh này thường bắt đầu với các biểu hiện sốt, chán ăn, bú kém, rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy hoặc nôn, ho, chảy nước mũi… Do đó cần phải cặp nhiệt độ cho trẻ thường xuyên. Nếu trẻ sốt cao trên 38,5oC cần lau mát và cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng chỉ dẫn liều lượng và cân nặng.

Chính vì vậy, để phát hiện dấu hiệu trẻ mắc viêm màng não, ngay khi trẻ có biểu hiện bị sốt người lớn cần chú ý các dấu hiệu quan trọng như sau:

Co giật: Có thể ở tay, chân, mắt, miệng hoặc toàn thân. Một số trẻ co giật đơn thuần do sốt cao hoặc có một số trẻ do rối loạn điện giải, nhưng cũng cần phải theo dõi xem trẻ có bị viêm màng não không.

Rối loạn ý thức: Lúc đầu trẻ trong tình trạng dễ bị kích động, sau đó có thể ngủ li bì, lờ đờ, hôn mê.

Đặc biệt, các bậc cha mẹ nên để ý trẻ sẽ thường kêu đau đầu, nôn hoặc có biểu hiện liệt mặt, liệt hoặc giảm vận động ở chân, tay hoặc nửa người.

Những bé dưới 3 tháng tuổi có thể không sốt mà chỉ có biểu hiện bỏ bú, khóc thét hay ngủ nhiều. Khi nặng hơn trẻ sẽ bị làm kinh, co giật, li bì, hôn mê.

Còn đối với trẻ sơ sinh thì sao?

 Các bé mới được sinh ra nên người lớn cần tỉnh táo để phát hiện ra triệu chứng bệnh để kịp thười can thiệp. Các dấu hiệu ban đầu thường không đặc hiệu và rất khó phân biệt với các bệnh nhiễm trùng khác ở trẻ sơ sinh, có thể không sốt hoặc có sốt và có kèm theo một trong các triệu chứng trên.

Các triệu chứng kể trên có thể không xảy ra theo trình tự và không xuất hiện ở mọi bệnh nhân. Các triệu chứng trên sẽ xuất hiện ngày càng nặng hơn nếu không được điều trị.

Khi trẻ có những biểu hiện trên, ngoài việc theo dõi thường xuyên thì người lớn nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được bác sỹ chăm sóc và có hướng điều trị hiệu quả. Đồng thời, tiến hành làm các xét nghiệm chẩn đoán chính xác. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không được thầy thuốc chỉ định hoặc cho trẻ uống các loại thuốc lá theo mách bảo hoặc chậm trễ đưa trẻ đến bệnh viện có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ và làm tăng nguy cơ để lại nhiều di chứng thần kinh do điều trị muộn.

Thiên Lý (tổng hợp)

Bài viết khác

0983609369

© TRUNG ƯƠNG HỘI NGƯỜI GIÁO DỤC BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG VIỆT NAM. All rights reserved.