7 cách chăm sóc vết thương chân ở người đái tháo đường
Vì vậy, điều quan trọng là bảo vệ bàn chân của bạn và điều trị ngay lập tức nếu có các vết cắt, vết xước hoặc chai chân…
Nếu bạn bị đái tháo đường, thì ngay cả một vết cắt hay vết xước nhỏ có thể biến thành vấn đề nghiêm trọng. Nguyên nhân là lượng đường trong máu quá cao, làm cho động mạch của bạn trở nên cứng và mạch máu có thể bị thu hẹp… gây cản trở lưu lượng máu, hạn chế chất dinh dưỡng, ôxy, yếu tố quan trọng và cần thiết để giúp vết thương mau lành. Cho nên, một vết thương nhỏ cũng có thể bị nhiễm bệnh từ vi khuẩn trên giày của bạn hoặc môi trường xung quanh.
Lượng đường trong máu cao có thể gây tổn thương sợi thần kinh khắp cơ thể, nhưng đau thần kinh đái tháo đường thường ảnh hưởng đến dây thần kinh ở chân và bàn chân dẫn đến mất cảm giác và làm phức tạp hơn vấn đề. Khi người bệ đái tháo đường mất cảm giác ở chân gây khó khăn trong đi lại. Áp lực cơ thể sẽ dồn vào một số điểm của bàn chân gây ra sự cố trên da và loét ở những điểm này.
Biến chứng thần kinh ngoại biên do đái tháo đường.
Thần kinh bị tổn thương cũng có thể ngăn chặn các tín hiệu đau mà người bệnh không nhận biết được khi có các vấn đề xảy ra ở chân của mình, ví dụ vết xước do cọ xát vào giày, móng chân mọc vào trong (móng quặp)…Nếu bạn thực hiện các bước phòng ngừa và nhận được sự điều trị thích hợp, bạn có thể tránh được nhiễm trùng nghiêm trọng. Thực hiện theo các bước sau để giúp ngăn ngừa chấn thương và giúp chữa lành vết thương nhanh hơn:
Kiểm soát được lượng đường trong máu
Tuần hoàn kém, bệnh thần kinhngoại vi và một hệ thống miễn dịch suy yếu… tất cả có thể được cải thiện bằng kiểm soát tốt đường huyết của bạn. Muốn vậy, người bệnh cần đi khám và cùng với bác sĩ phát triển một kế hoạch cá nhân (chế độ ăn uống, luyện tập và dùng thuốc) để giữ cho lượng đường trong máu của bạn luôn ổn định.
Ở bệnh nhân đái tháo đường người ta thấy ảnh hưởng của thuốc lá còn dữ dội hơn. Khi hút thuốc, người hút đưa một lượng carbon dioxin từ khói thuốc vào cơ thể, chất này ngăn cản ôxy kết hợp với hồng cầu. Để bù đắp lại, cơ thể tăng sản xuất hồng cầu và đó chính là một trong những tác nhân làm tăng biến chứng suy thận, mù mắt, hoại tử bàn chân, đột quỵ ở bệnh nhân đái tháo đường.
Cũng từ khói thuốc, nicotin vào máu gây co thắt những mạch máu nhỏ, làm cho máu lưu thông kém, làm tăng tính nhạy cảm của bạn với các vết thương. Bên cạnh đó, thuốc là còn làm chậm sự hấp thu của insulin khi tiêm, đưa đến khó kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân sử dụng insulin. Ngoài ra, nó còn làm tăng tình trạng đề kháng insulin của cơ thể. Thuốc lá không chỉ gây nên những biến chứng nghiêm trọng trên bệnh nhân đái tháo đường mà còn làm tăng khả năng phát triển đái tháo đường ở người hút thuốc. Vì vậy, ngay từ bây giờ bạn cần tránh xa thuốc lá.
Mang giày phù hợp
Đôi chân của bệnh nhân đái tháo đường rất dễ bị tổn thương và khi đã tổn thương thì nguy cơ nhiễm trùng dẫn đến loét, hoại tử rất cao. Do đó, bệnh nhân phải có những biện pháp phòng ngừa thích hợp, một trong số đó chính là lựa chọn giày dép phù hợp. Tránh giày quá mỏng hoặc quá cao. Cần lựa chọn giày thoáng khí, chịu sốc (sử dụng lót tùy chỉnh để giảm bớt áp lực), kích cỡ vừa vặn… Không được đi chân trần, ngay cả ở trong nhà, vì chỉ một vật rất nhỏ cũng có thể gây tổn thương bàn chân của bạn.
Giữ chân sạch sẽ và thường xuyên cắt móng chân
Rửa chân bằng xà bông nhẹ hoặc sửa tắm bằng nước sạch mỗi ngày, dùng kem dưỡng da thoa toàn bộ bàn chân để tránh nứt nẻ. Cắt móng chân đúng cách sẽ ngăn ngừa móng chân mọc vào trong gây tổn thương…
Kiểm tra chân hàng ngày
Kiểm tra da trên đôi chân của bạn, bao gồm cả khu vực giữa các ngón chân. Nếu bạn không thể nhìn thấy toàn bộ bàn chân của bạn, sử dụng một chiếc gương hay chụp ảnh ở nhiều góc cạnh với điện thoại di động của bạn. Vấn đề nghiêm trọng có thể xảy ra nhanh, thậm chí sau một đêm, ngay sau đi bộ dài (ví dụ đi dã ngoại,...). Do đó, không trì hoãn gặp bác sĩ của bạn nếu bạn nhận thấy bất kỳ một vết thương nào xuất hiện.
Tìm hiểu để phát hiện các dấu hiệu cảnh báo
Chai chân thường là dấu hiệu đầu tiên mà bạn đang đặt áp lực lên khu vực nhất định của bàn chân, có thể dẫn đến viêm loét. Hãy tìm dấu hiệu này và gặp bác sĩ của bạn nếu vết chai này trở nên đỏ và đau đớn. Cũng có thể phát hiện các vết cắt, đau, tiết dịch có mùi hôi, sưng hoặc da đen hoặc xanh. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi nào trên da cần gặp bác sĩ ngay lập tức.
Xử lý vết thương ngay lập tức
Nếu bạn phát hiện ra một vết thương, làm sạch nó bằng xà phòng nhẹ nhàng và nước, bôi một thuốc mỡ kháng sinh rồi che lại bằng một miếng băng. Lặp lại quá trình này hai lần một ngày và tránh nước.Thông thường, những vết thương trên bề mặt lành trong vòng 5-7 ngày, nhưng nếu không ổn, hãy đến gặp bác sĩ.
Theo everydayhealth