Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
Vết thương hở được định nghĩa là một chấn thương làm mô bên ngoài cơ thể (da) bị rách. Tỉ lệ các vết lớn đến mức phải nhập viện điều trị chiếm tỉ lệ không nhiều. Đa số các vết thương hở do sinh hoạt đều nhỏ và có thể được điều trị tại nhà. Tuy nhiên, nếu không biết cách xử lý kịp thời thì sẽ ngày càng nặng và có nguy cơ biến chứng.
Vậy, những vết thương hở ấy là do đâu và cách chữa trị như thế nào?
Nguyên nhân gây nên các vết thương hở có thể do trầy da, các vết rách hay vết rạch hoặc có thể bị thương do đạn,…tùy vào từng nguyên nhân dẫn đến các vết thương để có những cách chữa trị khác nhau.Với vết thương hở lâu liền do nhiễm khuẩn, tắc mạch, tì đè hay do vết thương chậm mọc tổ chức hạt, chậm biểu mô hóa (chậm phủ kín da) thường rất khó lành lại, nếu nặng có thể nhiễm trùng và gây các biến chứng cho bệnh nhân.
Quá trình tiến triển đến khỏi được điều trị bằng Plamsa lạnh của trường hợp loét gót chân nhiều tháng không liền.
Thông thường với vết thương chậm liền, vết thương mạn tính thường 99% có nhiễm khuẩn. Nhiều vết thương có nhiễm vi khuẩn kháng với kháng sinh. Theo phác đồ kiểm soát vết thương mạn tính đặc biệt vết loét do đái tháo đường phải sử dụng từ 3 kháng sinh trở lên, phải điều trị bằng các kháng sinh phổ rộng. Thời gian sử dụng kháng sinh ít nhất 6 tuần. Với các vi khuẩn kháng thuốc, ở các vết loét mạn tính cần phải định danh vi khuẩn. Ở đây chúng ta phải hiểu rõ vi khuẩn là gì? Vi khuẩn (đôi khi được gọi là vi trùng) là những vi sinh vật sống, những đơn bào nhỏ gọi là tế bào nhân sơ không chứa nhân và thường tìm thấy những nhóm rất lớn bởi vì chúng có thể sinh sản rất nhanh chóng. Có rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau được chia thành nhiều nhóm, mỗi nhóm có các đặc tính rất riêng biệt, chính vì thế sẽ có cách điều trị khác nhau. Ngoài ra, còn phải làm kháng sinh đồ để biết được các vi khuẩn gây bệnh tại vết thương có kháng kháng sinh hay không.
Vết thương nhiễm khuẩn được điều trị bằng Plasma khô, rất sạch, tổ chức mọc nhanh Ảnh: Bệnh án của một bệnh nhân được điều trị bằng Plasma lạnh
Các vết thương chậm liền phải đánh giá cắt lọc hoại tử sạch để tạo điều kiện vết thương nhanh liền. Hiện nay có nhiều phương pháp cắt lọc như: dùng dao, kéo; dùng thuốc đắp; dùng các tuýp enzyme, dùng các loại dao siêu âm, dao nước,.. đặc biệt là dao Plasma. Với các phương pháp mới sẽ làm giảm cơn đau đớn của bệnh nhân, nâng cao chất lượng sống.
Đối với những vết thương chậm mọc tổ chức hạt thì việc cần thiết là kích thích để mọc tổ chức hạt, kích thích biểu mô hóa vết thương (kích thích quá trình liền da): Có nhiều vết thương bị mất nhiều tổ chức, các mô cơ thể bị hoại tử nhiều nên cần phải kích thích tăng sinh tổ chức, lấp đầy vết thương. Công nghệ Plasma lạnh là một lựa chọn mới làm tăng sinh tổ chức do các kích thích tăng sinh mạch máu tới nuôi dưỡng các tế bào vùng vết thương. Máy phát tia Plasma lạnh PlasmaMed, mở đầu cho phương pháp điều trị mới trong vết thương hở, điều trị các bệnh da liễu và chăm sóc thẩm mỹ ở VN. Máy này thổi môi trường plasma (sử dụng khí agon) vào vết thương, có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn, bao gồm cả các vi khuẩn kháng thuốc; làm giảm đau, giảm ngứa và khó chịu tại chỗ; kích thích biểu bì hóa và giá thành phải chăng phù hợp với chất lượng cuộc sống của người dân. Ngoài ra, có thể dùng huyết thanh giảm tiểu cầu, yếu tố tăng trưởng biểu bì, tế bào gốc tuy nhiên các phương pháp này có yếu điểm là giá thành rất cao nhiều khi vượt quá mức chi trả của bệnh nhân và bảo hiểm y tế.
Kiểm soát dịch tại vết thương: Đây là một trong những khâu cực kì quan trọng trong việc chữa trị các vết thương lâu lành, bởi vậy để vết thương nhanh liền thì phải kiểm soát được độ ẩm tối ưu. Hiện nay, có rất nhiều loại băng gạc mới có thể kiểm soát được độ ẩm tại vị trí vết thương, giảm tối đa tần suất thay băng mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, để giảm bớt lượng dịch tiết ra thì phương pháp điều trị bằng Plasma lạnh đã làm được điều đó: kết quả là giảm khả năng tái nhiễm khuẩn, giảm chi phí sử dụng băng gạc và giảm số lần phải thay băng, bệnh nhân sẽ ít đau đớn hơn.
Plasma lạnh được ứng dụng trong chuyên khoa da liễu.
Tiến sĩ Đỗ Hoàng Tùng, Viện Vật lý - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho biết: Tia Plasma có tính ứng dụng cao trong lĩnh vực y tế, môi trường, vật liệu, nông nghiệp... Trung bình mỗi lần chiếu hết 30.000 đồng mỗi phút, thực hiện hàng ngày hoặc 2 ngày một lần, tùy mức độ nghiêm trọng của vết thương. Một số trường hợp phức tạp, bệnh nhân viêm xương gót chân và kháng mọi loại kháng sinh, đã hết nhiễm trùng sau 6 lần chiếu. Bác sĩ chưa quan sát thấy tác dụng phụ và biến chứng sau khi chiếu tia. Chúng ta có thể thấy kết quả mà công nghệ Plasma lạnh mạng lại thực sự là một bước tiến mới trong việc điều trị vết thương lâu lành nói riêng và y tế Việt nam nói chung.
Minh Anh