Menu
×

Giải pháp giúp làm lành các vết thương nhiễm trùng sau mổ

Ngày đăng: 22/02/2018 In bài viết này

SKNT - Hiện nay, khi đời sống xã hội của con người được nâng lên thì vấn đề làm đẹp, thẩm mỹ luôn được quan tâm, nhất là với các chị em.

Đối với phụ nữ sau sinh mổ, để lấy lại được vóc dáng và hơn hết là vết mổ sẽ không bị sẹo hoặc nhiễm trùng. Hay đối với những bệnh nhân đã từng trải qua phẫu thuât, chịu vết thương về da thịt và những vết thương đó có dấu hiệu nhiễm trùng thì cần phải có biện pháp xử lý kịp thời.

Ảnh minh hoạ

Vậy nhiễm trùng vết mổ được hiểu như thế nào?

Trước đây được hiểu là nhiễm trùng vết thương phẫu thuật, chiếm khoảng 17% các ca nhiễm trùng của các bệnh nhân nhập viện. Nhiễm trùng vết mổ được chia làm nhiễm trùng nông một phần, nhiễm trùng sâu một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng.

Hầu hết nhiễm trùng vết mổ xảy ra trong vòng 2 tuần sau phẫu thuật, trong một số trường hợp, tình trạng nhiễm trùng nông một phần và nhiễm trùng sâu vào nội tạng có thể xảy ra sau 2 tuần.

Những vết nhiễm trùng đó nếu không được xủ lý kịp thời sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với chính tính mạng của chúng ta.

Việc nhiễm trùng có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: Trước hết phải xem đó là loại phẫu thuật gì, vị trí ở đâu và việc đó diễn ra trong vòng bao lâu. Bên cạnh đó thì những yếu tố như kỹ năng của bác sỹ phẫu thuật, khả năng miễn dịch của người bệnh như thế nào.

Làm thế nào để chúng ta có thể nhận ra vết mổ đó đã bị nhiễm trùng?

Theo các chuyên gia thì điều này còn phụ thuộc vào tình trạng của vết thương nặng hay nhẹ, và vết mổ như thế nào? Có 3 biểu hiện đặc trưng để nhận biết:

- Thứ nhất: Chảy mủ từ vết thương

- Thứ 2: Đau khi chạm vào vết thương

- Thứ 3: Vết thương có biểu hiện sưng, tấy và nóng

Nếu quan sát thấy những biểu hiện trên thì tốt nhất chúng ta nên đến gặp bác sỹ để có được những lời khuyên hữu ích và cách chữa trị kịp thời.

Phương pháp xử lý những vết vổ nhiễm trùng?

Hiện nay khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, nhiều biện pháp mới có thể dễ dàng xử lý các vết thương bị nhiễm trùng. Điều đầu tiên là phải làm sạch được vết thương. Có rất nhiều loại băng gạc mới có thể kiểm soát được độ ẩm tại vị trí vết thương, giảm tối đa tần suất thay băng mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Hoặc nếu như trước đây việc điều trị thường dựa vào cách sử dụng kháng sinh để chống viêm nhiễm, hoặc vết thương bị tái nhiễm trùng. Tuy nhiên, trong những năm gần đây không chỉ Việt Nam mà rất nhiều nước đang chung tay “nói không” với sử dụng kháng sinh tràn lan. Một phương pháp mới ra đời đó là công nghệ Plasma lạnh đã “cứu” ngành y tế tránh xa việc sử dụng kháng sinh, đẩy lùi việc kháng kháng sinh. Với công nghệ này, vết thương bị nhiễm trùng hoàn toàn có thể được xử lý kịp thời, không mất nhiều thời gian của người bệnh.

Vết thương nhiễm khuẩn được điều trị bằng Plasma khô, rất sạch, tổ chức mọc nhanh Ảnh: Bệnh án của một bệnh nhân được điều trị bằng Plasma lạnh

Mặt khác, để giảm bớt lượng dịch tiết ra thì phương pháp điều trị bằng Plasma lạnh đã làm được điều đó: kết quả là giảm khả năng tái nhiễm khuẩn, giảm chi phí sử dụng băng gạc và giảm số lần phải thay băng, bệnh nhân sẽ ít đau đớn hơn.

Đây thực sự là một bước tiến mới cho ngành y tế Việt Nam trong việc xử lý các vết thương bị nhiễm trùng sau mổ.

Thiên Lý(T/H)