Menu
×

Kiểm soát dịch tại vết thương – không phải dễ

Ngày đăng: 25/01/2018 In bài viết này

SKNT - Chúng ta vẫn thường xuyên phải đối mặt với những vết thương về da thịt trong cuộc sống, sinh hoạt. Nhất là những vết thương hở lâu liền. Đặc biệt là sự xuất hiện, kiểm soát dịch tại vết thương không phải dễ dàng.

Có thể nói, những vết thương hở dù lớn hay nhỏ thì hầu hết mọi người đều có thể điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đối với nhưng vết thương nặng gây ra tình trạng mưng mủ, có dịch thì không phải ai cũng biết cách xử lý nó.

Theo nghiên cứu thì có 5 nhóm vết thương hở được phân loại theo nguyên nhân và mức độ gây ra:

  • Do mài mòn
  • Vết rạch
  • Vết rách
  • Vết đâm
  • Mảng da rách

Cũng do từng nguyên nhân khác nhau để chữa trị cho phù hợp. Bên cạnh những vết thương hở do tác động từ bên ngoài thì còn do một số bệnh khi biến chứng cũng tạo ra những vết thương lở loét, mưng mủ trong đó có bệnh đái tháo đường - Một trong nhưng bệnh gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh.

Vết thương có dịch – dấu hiệu của nhiễm trùng?

Khi chăm sóc vết thương hở cần chú ý tới các biến chứng xấu của vết thương nhất là khi xuất hiện dịch mủ, sưng. Những dấu hiệu trên cho thấy vết thương đang có nguy cơ bị nhiễm trùng, hoại tử ảnh hưởng lớn tới sức khỏe, thậm chí là tính mạng người bệnh. Điều đó chúng ta không nên xem thường.

Cụ thể:

Nếu như những vết thương bình thường thì sau một thời gian có thể tự chữa lành. Tuy nhiên, theo dõi nếu như vết thương  bị chảy mủ dạng dịch màu, có mùi hôi và xuất hiện sau quá trình bị thương 3 -4 ngày, cảm giác đau tăng dần thì chứng tỏ đã bị nhiễm trùng. Nặng hơn là sự xuất hiện của sốt. Tuỳ vào vết thương nặng hay nhẹ mà cơn sốt cao hay không. Nếu là vết thương nặng thường làm bệnh nhân có dấu hiệu sốt cao toàn thân, sốt về chiều và đi kèm mệt mỏi.

Chính vì vậy, việc theo dõi diễn biến của vết thương là điều hết sức quan trọng để chúng ta có biện pháp xử lý kịp thời khi cần.

Cách chăm sóc vết thương có dịch, mủ.

Dinh dưỡng đầy đủ, hợp lý: Tránh các loại thức ăn quá mặn, một số loại thức ăn theo quan niệm dân gian sẽ không có lợi cho vết thương như: đồ nếp, thịt gà, rau muống, hải sản,…

Bên cạnh đó, hiện nay có biện pháp mới xuất hiện để xử lý các vết thương hở lâu liền, các vết thương có dịch, mủ đó là công nghệ Plasma lạnh của công ty cổ phần thương mại Plasma. Bước tiến mới cho ngành y tế Việt Nam trong giai đoạn nói không với kháng sinh.

Quá trình tiến triển đến khỏi được điều trị bằng Plamsa lạnh của trường hợp loét gót chân nhiều tháng không liền.

Ngày 17/12 trong chương trình Hội trại Đái tháo đường năm 2017 của Hội Người giáo dục bệnh Đái tháo đường Việt Nam, chiếc máy Plasma đã thử tác động lên các vết thương ở bàn chân của người dân và cho được phản hồi hết sức tích cực. Bác Nguyễn Thị Hà ở Trương Định cho biết: Tôi bị Đái tháo đường đã 7 năm nay, bị biến chứng ở chân. Sau khi chiếu tia Plasma tôi cảm thấy vết thương có khô lại và thấy đỡ dịch hơn.

Người dân đến thử trải nghiệm chiếu tia Plasma miễn phí

Đối với công nghệ này, người dân có thể tiết kiệm được các chi phí bông gạc hay hạn chế một cách tối đa việc sử dụng kháng sinh. Kiểm soát dịch tại vết thương là một trong những khâu cực kì quan trọng trong việc chữa trị các vết thương lâu lành, bởi vậy để vết thương nhanh liền thì phải kiểm soát được độ ẩm tối ưu. Hiện nay, có rất nhiều loại băng gạc mới có thể kiểm soát được độ ẩm tại vị trí vết thương, giảm tối đa tần suất thay băng mang lại cảm giác dễ chịu cho người bệnh. Tuy nhiên, để giảm bớt lượng dịch tiết ra thì phương pháp điều trị bằng Plasma lạnh đã làm được điều đó: kết quả là giảm khả năng tái nhiễm khuẩn, giảm chi phí sử dụng băng gạc và giảm số lần phải thay băng, bệnh nhân sẽ ít đau đớn hơn.

Thiên Lý