Menu
×

Đưa trẻ đi tiêm chủng cha mẹ cần chuẩn bị những gì?

Ngày đăng: 01/12/2017 In bài viết này

SKNT - Tiêm vắc xin cho trẻ là điều mà bất kỳ bậc phụ huynh nào cũng phải làm để bảo vệ cho chính đứa con bé bỏng của mình.

Việc tiêm chủng cho trẻ là điều cần thiết (Ảnh minh hoạ)

Như chúng ta đã biết trước khi vắc xin tiêm chủng được phát minh đã có rất nhiều trẻ em bị tử vong bởi bạch hầu, uốn ván, ho gà, lao, viêm màng não, viêm não Nhật Bản… Từ khi khoa học tìm ra được vắc xin, các tác nhân gây bệnh ở trẻ dù không mất hẳn đi nhưng trẻ lại được bảo vệ tốt hơn và tránh được nhiều loại bệnh tật tấn công hơn.

Chúng ta có thể hiểu tiêm chủng cho trẻ em mặc dù không thể bảo vệ trẻ tránh được bệnh tật hoàn toàn nhưng nó được đánh giá là phương pháp tốt nhất giúp giảm thiểu các bệnh nguy hiểm ở trẻ. Tiêm chủng là cách để cha mẹ bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh, phòng ngừa bệnh tật và giảm thiểu mức thấp nhất tỷ lệ tử vong do bệnh tật ở trẻ em.

Trẻ con mới chào đời, cơ thể vẫn còn non nớt chính vì thế một số bệnh. Để giúp bé yêu của chúng ta có một hệ miễn dịch tốt thì sẽ phải có những mũi tiêm chủng nhằm mục đích phát huy tác dụng qua việc tạo một lượng protein vừa đủ kích thích cơ thể sản sinh kháng thể mà không gây nhiễm bệnh. Việc làm đó hình thành cho bé sức đề kháng tự nhiên cần thiết để tự bảo vệ khi tiếp xúc với các căn bệnh thực sự khi chúng lớn lên.

Vậy khi đưa trẻ đi tiêm phòng bố mẹ cần chuẩn bị những gì?

  1. Kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bé

Để bé có được mũi tiêm chủng an toàn, cha mẹ cần chủ động thông báo về tình trạng sức khoẻ của bé cho nhân viên y tế:

– Trong 3 ngày gần đây bé có sốt hay không?

– Nếu là trẻ sơ sinh thì cân nặng lúc sinh có đủ 2,5 kg?

– Trẻ có đang mắc bệnh nhiễm khuẩn cấp tính không?

– Trẻ đang bị viêm da mủ hoặc chàm ngoài da?

– Trẻ mắc một số bệnh mãn tính đang tiến triển như: lao phổi, viêm thận mạn tính…?

– Trẻ mới khỏi các bệnh nói trên nhưng còn đang trong thời kỳ hồi phục?

Trong từng trường hợp cụ thể, bác sỹ sẽ xem xét tình trạng của trẻ và quyết định có nên tiêm chủng hay không.

  1. Mang theo sổ tiêm chủng hoặc phiếu tiêm chủng của bé

Sổ tiêm chủng và phiếu tiêm chủng vô cùng quan trọng và cần được giữ gìn cẩn thận. Các thông tin trong đó sẽ giúp bác sỹ tham vấn cha mẹ lựa chọn phương án chủng ngừa tối ưu cho trẻ như tiêm nhắc lại, tiêm bù các mũi bỏ sót, tiêm thêm những mũi còn thiếu..

  1. Ghi chú về các loại thuốc bé đang sử dụng hoặc đã từng sử dụng kéo dài trên 2 tuần

Một số loại thuốc khi sử dụng sẽ làm giảm hiệu quả của vắc xin, do đó đây cũng là thông tin quan trọng mà cha mẹ cần báo cho bác sỹ và nhân viên y tế.

  1. Ghi chú về các loại vắc xin, thuốc và thức ăn mà bé đã từng dị ứng trước đó

 Để con yêu được khoẻ mạnh, các bậc cha mẹ thật thận trọng khi đưa bé đi tiêm phòng. Cần theo dõi những dấu hiệu của trẻ một cách sát sao sau khi tiêm để kịp thời có biện pháp xử lý. Cha mẹ bắt buộc phải thông báo cho bác sỹ và nhân viên y tế về các phản ứng dị ứng với một loại vắc xin mà bé từng có khi tiêm chủng. Đây là thông tin hết sức quan trọng nhằm hạn chế tối đa các phản ứng dị ứng có thể xảy ra sau khi tiêm.

Minh Anh (T/H)