Menu
×

Ngày Đái tháo đường Thế giới 2017

Ngày đăng: 19/10/2017 In bài viết này

Chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2017 là “Phụ nữ và đái tháo đường"

Tìm hiểu về ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2017

Chủ đề của ngày Đái tháo đường Thế giới năm 2017 là “Phụ nữ và đái tháo đường - Chúng ta có quyền có tương lai khỏe mạnh"

Women and diabetes - our right to a healthy future

 

Tại sao Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế (IDF) chọn chủ đề này?

Câu trả lời là:

- Cứ 10 phụ nữ thì có 1 người mắc đái tháo đường

- Rất nhiều phụ nữ đái tháo đường không tiếp cận được với giáo dục, điều trị và chăm sóc

- Cứ 7 đứa trẻ sinh ra thì 1 trẻ có mẹ mắc đái tháo đường thai kỳ

 

Chiến dịch ngày Đái tháo đường Thế giới năm nay tập chung vào việc truyền thông, tuyên truyền nhằm giúp phụ nữ có nguy cơ mắc đái tháo đường hoặc đang mắc đái tháo đường nâng cao nhận thức, khả năng tiếp cận các dịch vụ, phương tiện, thuốc thiết yếu điều trị đái tháo đường với giá cả hợp lý để họ có thể phòng và kiểm soát căn bệnh đái tháo đường của mình.

Việt Nam là một trong những quốc gia tham gia vào Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế từ năm 2006 và kể từ đó hàng năm chúng ta vẫn tổ chức các hoạt động nhằm hưởng ứng ngày Đái tháo đường Thế giới.

 

Các thông điệp chính trong năm nay

1) Tất cả phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường đòi hỏi được tiếp cận bình đẳng và công bằng đối với việc chăm sóc và giáo dục để có thể quản lý tốt hơn bệnh đái tháo đường và cải thiện sức khoẻ của mình.

Các số liệu chính cho thông điệp số 1

  • Hiện có hơn 199 triệu phụ nữ mắc đái tháo đường. Con số này dự kiến ​​sẽ tăng lên 313 triệu vào năm 2040.
  • Hai trong năm phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường ở độ tuổi sinh đẻ, chiếm hơn 60 triệu phụ nữ trên toàn thế giới.
  • Bệnh đái tháo đường là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 9 ở phụ nữ trên toàn cầu, gây ra 2,1 triệu ca tử vong mỗi năm.
  • Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường týp 2 có nguy cơ mắc bệnh mạch vành cao gần gấp 10 lần so với phụ nữ không có tình trạng này.
  • Phụ nữ mắc đái tháo đường týp 1 có nguy cơ sảy thai sớm hoặc có con bị dị tật.

Chúng ta cần phải làm gì?

  • Cả hệ thống y tế phải quan tâm, chú ý đến các nhu cầu, các ưu tiên cụ thể của phụ nữ.
  • Tất cả phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường cần được tiếp cận với các loại thuốc và phương tiện điều trị đái tháo đường thiết yếu, được giáo dục tự quản lý bệnh và cập nhật thông tin cần thiết để kiểm soát hiệu quả bệnh đái tháo đường của mình.
  • Tất cả phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường phải tiếp cận được các dịch vụ y tế để có thể chủ động lập kế hoạch trước khi có thai nhằm giảm nguy cơ trong thời kỳ mang thai.
  • Tất cả phụ nữ và trẻ em gái được tạo điều kiện tham gia các hoạt động thể lực nâng cao sức khoẻ.

2) Phụ nữ có thai cần được sàng lọc, chăm sóc và giáo dục nhằm đảm bảo an toàn, sức khỏe tốt cho mẹ và con.

Các số liệu chính cho thông điệp số 2

  • Cứ 7 trẻ sinh ra thì có 1 trẻ có mẹ đái tháo đường thai kỳ
  • IDF ước tính con số 20,9 triệu tương đương 16,2% trẻ sinh ra có mẹ bị tăng đường máu ở mức độ nào đó.
  • Khoảng một nửa số phụ nữ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ sẽ phát triển bệnh đái tháo đường týp 2 trong vòng năm đến mười năm sau khi sinh.
  • Một nửa số trường hợp tăng đường huyết trong thai kỳ xảy ra ở phụ nữ dưới 30 tuổi.
  • Phần lớn các trường hợp tăng đường huyết trong thời kỳ mang thai ở các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình, nơi tiếp cận chăm sóc y tế của phụ nữ còn bị hạn chế.

Chúng ta cần phải làm gì?

  • Các chiến lược phòng ngừa bệnh đái tháo đường týp 2 phải tập trung vào sức khoẻ, dinh dưỡng bà mẹ và các hành vi sức khoẻ trước và trong khi mang thai, cũng như dinh dưỡng trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
  • Các chiến dịch tuyên truyền khám sức khỏe sinh sản trước và trong khi mang thai cần tập trung vào phụ nữ trẻ, nhằm phát hiện sớm đái tháo đường.
  • Việc sàng lọc bệnh đái tháo đường và đái tháo đường thai kỳ nên được lồng ghép vào các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ bà mẹ và nên thực hiện ở tuyến chăm sóc sức khoẻ ban đầu để đảm bảo phát hiện sớm, chăm sóc tốt hơn cho phụ nữ và giảm tử vong mẹ.
  • Các nhân viên chăm sóc sức khoẻ cần được đào tạo về sàng lọc, điều trị, quản lý và theo dõi bệnh đái tháo đường trong thời kỳ mang thai.

3) Phụ nữ và trẻ em gái là những nhân tố chủ chốt trong việc thực hiện lối sống lành mạnh nhằm cải thiện sức khoẻ cho các thế hệ tương lai.

Các số liệu chính cho thông điệp số 3

  • Có thể ngăn ngừa đến 70% tỉ lệ mắc mới đái tháo đường týp 2 thông qua thay đổi lối sống.
  • 70% số ca tử vong sớm ở người lớn phần lớn là do hành vi bắt đầu ở tuổi vị thành niên.
  • Phụ nữ, đặc biệt người mẹ có ảnh hưởng lớn đến tình trạng sức khoẻ lâu dài của con cái.
  • Nghiên cứu cho thấy khi người mẹ khỏe mạnh, họ sẽ chăm sóc sức khoẻ và dinh dưỡng, giáo dục trẻ tốt hơn.
  • Phụ nữ là người "giữ cửa dinh dưỡng" trong hộ gia đình và duy trì thói quen sống của gia đình và do đó có khả năng thúc đẩy việc phòng bệnh và xa hơn nữa.

Chúng ta cần phải làm gì?

  • Phụ nữ và trẻ em gái cần được bình đẳng tiếp cận dễ dàng các kiến ​​thức, các nguồn lực để tăng khả năng phòng bệnh đái tháo đường týp 2 cho cả gia đình và bảo vệ sức khoẻ bản thân họ.
  • Thúc đẩy cơ hội thể dục thể thao ở trẻ vị thành niên, đặc biệt ở các nước đang phát triển, phải là ưu tiên hàng đầu trong các hoạt động phòng chống bệnh đái tháo đường.

Đ.T.Đ  (https://suckhoenoitiet.net/)