Menu
×

Phần lớn người bệnh bị gout mạn tính nhưng không biết

Ngày đăng: 07/09/2017 In bài viết này

SKNT - Cơn đau dữ dội, kéo dài dai dẳng và liên tục tái phát khiến người bệnh vô cùng mệt mỏi, khó chịu, tinh thần xuống dốc, ăn không ngon, ngủ không yên… Đó chỉ là một phần rất nhỏ về gout mạn tính.

 

Một trường hợp gout mạn tính, có nhiều hạt Tophi ở nhiều vị trí trên cơ thể gây tàn phế

Thế nào là gout mạn tính?

Một trong những dấu hiệu nổi bật của gout mạn tính:

Theo các chuyên gia y tế, cơn đau gout lặp đi lặp lại nhiều lần hoặc tái phát liên tục 2-3 lần/ năm thì gọi là gout mạn tính. Đó là lý do giải thích cho việc rất nhiều người mắc gout mạn tính nhưng không biết. Cá biệt, gout mạn tính có thể gặp ở người mới bị bệnh gout 1-2 năm.

Biểu hiện của gout mạn tính

- Các khớp viêm sưng tấy dữ dội với tần suất xuất hiện nhiều lần trong tháng hoặc tái đi tái lại nhiều lần trong năm.

- Cơn đau xuất hiện nhiều ở khớp bàn chân, cổ chân, đầu gối, bàn tay, cổ tay, khuỷu tay với các triệu chứng khớp sưng to, đỏ, phù, căng bóng, đau dữ dội và ngày càng tăng, chạm nhẹ cũng rất đau.

- Có sự lắng đọng urat tại các khớp xương và các tổ chức khác; hình thành các hạt tophi dưới da và gây bệnh khớp do tinh thể urat tích tụ quá nhiều.

- Chức năng thận suy giảm rõ rệt do lượng axít uric dư thừa khiến thận phải làm việc quá mức.

- Chỉ số axít uric cao, giao động từ 580-700mmol/l.

Không có hạt tophi vẫn bị gout mạn tính

- Hạt tophi chỉ là một tiêu chí cho thấy người bệnh đã mắc gout mạn tính. Thế nên, đừng lầm tưởng chỉ khi nào có hạt tophi thì mới là gout mạn tính. Hạt tophi không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn dễ gây nhiễm trùng, đau đớn khi vỡ ra, chảy mủ.

Nguy hiểm khôn lường khi mắc gout mạn tính

- Gây đau đớn về thể xác, mất ngủ, kém ăn, căng thẳng thần kinh, mệt mỏi, khó chịu.

- Các hạt tophi loét vỡ khiến vi khuẩn xâm nhập vào trong khớp gây viêm khớp, nhiễm khuẩn huyết.

- Các khớp xương, sụn bị hủy hoại, biến dạng, teo cơ khiến quá trình vận động, đi lại hạn chế. Nặng hơn có thể tàn phế, liệt, ảnh hưởng nặng nề đến sinh hoạt, công việc và chất lượng cuộc sống.

- Tổn thương thận: Thận là bộ phận bị tác động rất lớn khi bị gout mạn tính do tình trạng lắng đọng muối urat trong thận dễ gây sỏi thận, suy thận.

- Gout mạn tính còn là con đường ngắn nhất dẫn đến các bệnh tăng huyết áp, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, bệnh gan và thậm chí là tử vong.

Chế độ ăn uống cho người mắc gout mạn tính

- Hạn chế thực phẩm giàu nhân purin (thịt đỏ, hải sản có vỏ cứng, gia cầm, nội tạng…), thực phẩm có vị chua (rau quả giàu axít, chế phẩm lên men…) làm tăng nồng độ axít uric trong cơ thể.

- Không sử dụng bia rượu, chất kích thích vì ảnh hưởng đến khả năng đào thải axít uric qua thận.

Bàn tay biến dạng, loét do gout mạn tính được điều trị tại Viện Đái tháo đường và Rối loạn chuyển hóa (Ảnh Đ.Đ.T)

Tăng cường các thực phẩm ít nhân purin như ngũ cốc, các loại hạt, trái cây, rau quả…

- Uống 2-3 lít nước/ ngày để gia tăng đào thải axit uric.

- Tránh xa stress, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ.

Có nên sử dụng thuốc giảm đau khi bị gout mạn tính?

- Thuốc giảm đau chỉ giúp giảm cơn đau gout mạn tính tức thời hoặc làm giảm chỉ số axit uric trong một thời gian mà không có tác dụng điều trị triệt để căn nguyên gây bệnh. Lạm dụng thuốc giảm đau còn gây viêm loét dạ dày, đau dạ dày, tiêu chảy, táo bón…

SKNT