Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
1. CÂY MẬT GẤU
Mật gấu hay còn gọi là cây là đắng là loại cây khá quen thuộc với người dân nam bộ. Loại cây này ngày càng trở nên phổ biến từ khi xuất hiện các bài báo nói về tác dụng chữa bệnh kì diệu của nó, đặc biệt là tác dụng hỗ trợ chữa bệnh đái tháo đường . Nghiên cứu thành phần của cây mật gấu cho thấy trong lá và thân cây chứa nhiều loại hoạt chất như berban amin, oxyacanthin, berberin. Những chất này có tác dụng làm hạ đường huyết trong máu, hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường.
Hướng dẫn cách dùng cây mật gấu chữa bệnh tiểu đường đúng cách
Để chữa bệnh đái tháo đường người kinh nghiệm dân gian thường sử dụng thân hoặc lá cây mật gấu làm thuốc dưới dạng tươi hoặc dạng khô. Bệnh nhân có thể tham khảo một số cách như sau:
Cách 1: Dùng thân hoặc lá mật gấu tươi
Chuẩn bị: 50g lá và thân cây mật gấu tươi
Cách làm thuốc: Đem nguyên liệu thuốc đã chuẩn bị nấu với 1 lít nước. Đun sôi trong 10 phút và lấy nước uống thay trà hàng ngày.
Cách 2: Dùng cây mật gấu khô chữa bệnh đái tháo đường
Chuẩn bị: Thân và lá mật gấu số lượng lớn
Cách làm thuốc: Phần thân mật gấu đem chẻ nhỏ. Rửa sạch nguyên liệu thuốc và đem ra phơi vài nắng to cho khô. Bảo quản thuốc trong túi nilong kín. Mỗi ngày lấy 30g thuốc sắc uống hết trong ngày.
Cách 3: Cách dùng cây mật gấu chữa bệnh đái tháo đường dạng trà túi lọc
Chuẩn bị: 1 hộp trà mật gấu dạng túi lọc bán sẵn
Cách dùng thuốc: Mỗi ngày lấy 3-4 gói trà túi lọc hãm với nước sôi 15 phút rồi uống.
Một số điều cần đặc biệt lưu ý khi dùng cây mật gấu chữa bệnh đái tháo đường
Cây mật gấu có vị đắng rất khó uống. Chính vì vậy trong thời gian đầu sử dụng người bệnh có thể pha loãng nước ra sẽ dễ uống hơn. Sau một thời gian sử dụng sẽ thấy quen dần với vị của nó.
Không nên uống nước lá đắng thường xuyên kéo dài
Mỗi ngày chỉ nên uống 2-3 ly. Không nên dùng thay thế cho lượng nước lọc hàng ngày
Ngoài ra, cây mật gấu còn được cho là có nhiều tác dụng chữa bệnh khác như:
Điều trị bệnh đau dạ dày. Chữa viêm đại tràng. Giảm đau nhức xương khớp. Điều trị các bệnh về gan như gan nhiễm mỡ, cao men gan. Giúp ăn ngon, ngủ khỏe, tiêu hóa tốt. Ngăn ngừa ung thư.
2. QUẢ ÓC CHÓ VỚI BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
Quả óc chó giàu axít béo omega-3, protein, hydracarbonate và vitamin A, B, kẽm C, E, K, carotene, lactoflavin, thiamine, nicotinic acid, canxi, phosphor, sắt,, kalium, magnesium, đồng, coban, selen và iốt.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Wollongong (Úc) đã khẳng định điều này sau khi khảo sát ở 50 người bị thừa cân mắc bệnh đái tháo đường, theo hãng tin New Kerala. “Chế độ ăn ít chất béo là tốt nhưng cuộc nghiên cứu này cho thấy thêm những thực phẩm chính cung cấp loại chất béo hợp lý – trong trường hợp này là quả óc chó – cũng rất quan trọng”, trưởng nhóm nghiên cứu Linda Tapsell nói.
Các chuyên gia nhận thấy nhóm bổ sung 30g quả óc chó ngày có nhiều chất béo tốt trong chế độ ăn của mình hơn nhóm chỉ dùng chế độ ăn ít chất béo. Ở nhóm dùng quả óc chó, nồng độ insulin cải thiện đáng kể và điều này có thể là nhờ sự hiện diện của chất béo tốt trong chế độ ăn uống. Insulin có tác dụng khống chế lượng đường trong máu, qua đó giúp kiểm soát bệnh đái tháo đường.
Nó không chỉ giúp ngăn ngừa bệnh đái tháo đường mà còn giúp tạo ra insulin, một loại chất mà các bệnh nhân đái tháo đường không có. Bệnh nhân đái tháo đường có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao, vì vậy mà quả óc chó rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường.
Trước đó, các chuyên gia tại Đại học California Los Angeles cũng phát hiện những người đàn ông trẻ tuổi ăn quả óc chó mỗi ngày có tác dụng làm tăng số lượng tinh trùng và tăng cường khả năng sinh sản. Nghiên cứu này được đưa ra ngay sau khi một nghiên cứu của Đại học bang Louisiana cho thấy ăn các loại hạt có thể làm giảm nguy cơ béo phì.
3. LÁ DỨA
Cách 1: Lá Dứa mua về rửa sạch đem phơi khô nhưng vẫn còn thấy màu xanh. Mỗi lần nấu chừng 10 lá Dứa, cắt nhỏ ra, với 2.5 lít nước, khi thấy còn lại chừng 2 lít là có thể dùng được. Với 2 lít nước lá Dứa uống hết trong 1 ngày. Uống trước mỗi bữa ăn chừng 20 phút. Nếu 1 ngày ăn 3 lần thì mỗi lần uống 0,7 lít nước lá Dứa, nên uống trước bữa ăn tầm 30 phút.. Uống 1 tuần lễ mới bắt đầu có kết quả.
Cách 2: Lá dứa cuộn lại chừng một nắm tay của bệnh nhân là đủ.
Để nguyên, không cần thái nhỏ.
Rửa sạch, cho vào nồi hay ấm sắc thuốc cũng được,
Đổ nước ngập lá dứa chừng một gang tay là đủ.
Để lửa lớn, đun thật sôi, hạ lửa nhỏ, nấu cho đến khi thấy nước ra màu giống như nước trà xanh là được.
Lấy nước đó uống thay nước uống hàng ngày.
Chú ý: Nên theo dõi số lượng nước lá dứa uống mỗi lần và nên đo lượng đường thường xuyên trong giai đoạn mới uống lá dứa, như vậy có thể gia giảm số lượng nước lá dứa chữa trị bệnh đái tháo đường của mình cho thích hợp, và tránh đừng để lượng đường xuống thấp quá, nhất là lúc đang lái xe, đang tắm, đang ngủ, sẽ rất nguy hiểm.
4. ĐẬU BẮP
Trong đậu bắp có chứa nhiều pectin, chất nhầy, sắt và canxi. Nếu trái còn tươi thì chứa các vitamin A, B1, B2, C và niacin. Hạt của trái chứa chất béo palmitin và stearin. Vì vậy, toàn bộ trái đậu bắp chứa chất xơ và chất nhầy nên có tác dụng làm dịu, giúp dễ đi tiêu (có ích cho người loét tiêu hóa) và lợi tiểu (có ích cho người tăng huyết áp).
Theo nhiều cuộc nghiên cứu thì các chất nhày trong đậu bắp có chứa nhiều chất xơ hòa tan và chất giúp ổn định đường huyết. Chúng ta tận dụng chất nhày này để chữa bệnh đái tháo đường.
Có 2 cách dùng đậu bắp chữa bệnh để bạn lựa chọn:
Cách 1: Lựa vài trái đậu bắp còn tươi, rửa sạch , cắt bỏ một tí đầu và đuôi, sau đó, cắt đôi theo chiều dọc rồi cho vào ngâm trong ly nước nguội, đậy lại qua đêm.Ngày hôm sau trước khi ăn sáng hãy vớt bỏ mấy trái đậu bắp ra và uống hết ly nước ngâm đó. Bạn sẽ thấy rất bất ngờ vì đường huyết trong máu giảm đáng kể chỉ sau một thời gian ngắn thực hiện.
Cách 2: Cho 50g lá ổi non, 100g lá sa kê tươi , 100g đậu bắp vào nồi nấu với lượng nước vừa đủ và uống mỗi ngày thay cho nước lọc
” Có bệnh thì vái tứ phương”, bất cứ phương pháp trị bệnh nào bạn cũng nên tham khảo và hãy kiên trì áp dụng để mau chóng tìm ra cách thích hợp chữa lành bệnh.
5. KHOAI LANG TRẮNG
Khoai lang trắng là một loại thảo dược được sử dụng phổ biến như một loại thực phẩm để phát huy tác dụng của nó. Cả củ và lá khoai lang trắng đều có tác dụng trị bệnh đái tháo đường. Đơn giản, người bệnh chỉ cần ăn khoai lang hàng ngày cũng có thể giúp kiểm soát lượng đường dư thừa trong máu hiệu quả. Hoặc các bạn nên áp dụng theo các cách sau:
Hàng ngày, các bạn lấy khoảng 50 gram vỏ khoai lang trắng tươi nấu nước rồi uống hàng ngày. Sử dụng bài thuốc này có tác dụng giúp cơ thể tăng insulin – chất do tuyến tụy tiết ra giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn mà bệnh nhân đái tháo đường luôn thiếu.
Nấu món canh từ củ khoai lang trắng và củ mài để ăn hàng ngày. Hoặc bạn cũng có thể lấy lá khoai lang và bí đao sắc uống ngày một thang cũng có tác dụng chữa đái tháo đường.
Cũng là khoai lang và củ mài với lượng bằng nhau, các bạn dùng khô, tán thành bột mịn rồi dùng nấu chè với hạt vừng để ăn hàng ngày cũng có tác dụng trị bệnh tiểu đường hiệu quả.
Khoai lang, củ mài, hai thứ lượng bằng nhau, tán bột mịn, nấu chè với hạt vừng, ăn hằng ngày. Bài thuốc này có tác dụng chữa đái tháo đường.
6. CÂY CHUỐI HỘT
Nước ép củ chuối hột giúp ổn định đường huyết. Ngoài ra, chuối hột còn được dân gian dùng trị nhiều bệnh khá hiệu quả mà không tốn kém.
Để chữa bệnh đái tháo đường, đào lấy củ cây chuối hột, rửa sạch, giã nát, ép lấy nước uống. Việc dùng thường xuyên và lâu dài có tác dụng ổn định đường huyết.
Vì củ chuối không nhiều và đào củ phức tạp nên thầy thuốc (ở Trung Quốc) đã cải tiến cách dùng.
Cắt ngang cây chuối hột, khoét một lỗ, đậy nylon lên, để nước cây chuối tiết ra đọng vào đó. Lấy nước này cho người bệnh uống.
Khi đoạn trên héo thì cắt thấp xuống phía dưới; một cây cắt ngang như thế dùng được nhiều lần. Mùa mưa, nước chuối loãng thì uống nhiều hơn mùa nắng. Điều trị theo cách này, bệnh đái tháo đường cũng thuyên giảm rõ rệt.
Cũng có thể chọn cây chuối có bắp đang nhú, cắt ngang gốc (cách mặt đất khoảng 20 cm), lấy dao khoét một lỗ rỗng to ở thân chuối, để một đêm, sáng hôm sau múc nước từ lỗ rỗng (do thân chuối tiết ra) mà uống.
Ngân Thủy (T/h)