Menu
×

Lịch sử và thông điệp ngày đái tháo đường thế giới năm 2017

Ngày đăng: 17/11/2017 In bài viết này

SKNT - Ngày đái tháo đường thế giới là cơ hội để huy động cộng đồng tạo ra tiếng nói mạnh mẽ  trong nhận thức về bệnh ĐTĐ, căn bệnh mà ngày nay đang ảnh hưởng tới 425 triệu người trên toàn thế giới. Trong đó 1/3 là người trên 65 tuổi.

Nhắc lại các sự kiện liên quan đến Ngày Đái tháo đường thế giới

Ngày Đái tháo đường thế giới do Liên đoàn Đái tháo đường thế giới và Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng lần đầu vào năm 1991. Người ta chọn ngày này là để kỷ niệm ngày sinh của Frederick Banting – người phát hiện ra insulin (hormone chuyển hóa đường) năm 1921. Những người đề xướng sự kiện này chỉ với một mục đích nhằm kêu gọi sự quan tâm của cộng đồng quốc tế về hiểm họa của bệnh đái tháo đường.  Ngày 20-12-2006, Đại hội đồng liên Hiệp quốc ra nghị quyết số 61/225 kêu gọi các quốc gia lấy ngày 14-11 hàng năm là “Ngày Đái Tháo đường thế giới” . Từ đó đến nay cứ đến ngày này cộng đồng quốc tế lại có dịp nhắc nhở lại những cam kết phòng chống bệnh đái tháo đường; cũng từ đó đến nay đã có nhiều quốc gia có chương trình phòng chống bệnh đái tháo đường –với những mục tiêu cụ thể. Cho tới nay Ngày Đái tháo đường thế giới đã có hơn 1 tỷ người biết đến và được coi là ngày chính thức của Liên hợp quốc từ năm 2007.

Ngày đái tháo đường thế giới là cơ hội để huy động cộng đồng tạo ra tiếng nói mạnh mẽ  trong nhận thức về bệnh ĐTĐ. Chúng ta cần phải quan tâm hơn nữa và đưa ra những hành động cần thiết để kiểm soát dịch bệnh thế kỷ, căn bệnh mà ngày nay đang ảnh hưởng tới 425 triệu người trên toàn thế giới. Trong đó 1/3 là người trên 65 tuổi.

Đối với công chúng và những người có nguy cơ cao mắc bệnh ĐTĐ, chiến dịch nhằm mục đích nâng cao nhận thức và phổ biến các công cụ để phòng chống. Đối với người bị đái tháo đường, tập trung vào phổ biến các công cụ để nâng cao kiến thức của bệnh nhằm hiểu rõ hơn về nó và ngăn ngừa biến chứng. Đối với các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách, những nỗ lực này sẽ đi theo hướng tác động để đề ra những chiến lược có hiệu quả trong việc phòng chống bệnh ĐTĐ và thúc đẩy giáo dục bệnh đái tháo đường như là một yếu tố cốt lõi trong việc quản lý và điều trị bệnh ĐTĐ.

Tháng 11 năm nay, chúng ta kỷ niệm sinh nhật thứ 126 của Frederick Banting. Đây là năm thứ 11 liên tiếp thế giới tổ chức các hoạt động kéo dài cả tháng nhằm nâng cao nhận thức về bệnh đái tháo đường, kêu gọi hãy hành động khẩn cấp để ngăn ngừa dịch bệnh.

Tình hình dịch bệnh đái tháo đường (theo IDF)

Những lí do chính mà chúng ta phải hành động ngay là:

  • Số liệu mà Liên đoàn Đái tháo đường thế giới đưa ra năm 2017 cho thấy số người hiện đang mắc bệnh đái tháo đường trên toàn thế giới đã tăng lên con số 425 triệu người. Ước tính sẽ tăng lên 693 triệu người vào năm 2045.

Biểu đồ về sự phát triển đái tháo đường trên thế giới qua các năm

  • Trong số người hiện mắc đái tháo đường có 1/3 là người trên 65 tuổi. Con số người trong độ tuổi lao động mắc đái tháo đường là 326,5.
  • Cùng lúc đó chúng ta đang có 352 triệu người rối loạn dung nạp glucose, đây là nhóm người có nguy cơ rất cao phát triển thành bệnh đái tháo đường.
  • Ước tính số người tử vong do đái tháo đường và biến chứng đái tháo đường năm nay sẽ là 4 triệu – cứ 6 giây có 1 người tử vong.
  • Năm nay, chi phí về y tế dành cho bệnh đái tháo đường đã tăng lên 727 tỉ USD, tăng 8% so với thống kê trước đó vào năm 2015.

Bảng số liệu ước tính chi phí toàn cầu về y tế cho đái tháo đường

  • Đái tháo đường nằm trong số 10 nguyên nhân hàng đầu gây tàn tật, do các biến chứng nghiêm trọng của bệnh như mù lòa và cắt cụt chi.
  • Tất cả các quốc gia – giầu và nghèo đều đang gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh đái tháo đường. Tốc độ gia tăng bệnh đái tháo đường chúng của thế giới lên tới 48%.
  • Đái tháo đường đang phá hoại sự phát triển của toàn cầu và các nước đang phát triển như Việt Nam.
  • Việt Nam nằm trong khu vực Tây Thái Bình Dương, đây là khu vực có số người mắc đái tháo đường cao nhất (159 triệu người vào năm 2017, ước tính sẽ tăng lên 183 triệu người vào năm 2045).
  • Đái tháo đường đang đánh vào những người nghèo nhất, khó khăn nhất. Tại Việt Nam theo thống kê chưa đầy đủ, Liên đoàn Đái tháo đường Quốc tế ước tính có khảng 3,5 triệu người mắc đái tháo đường, chiếm khoảng 6% dân số.
  • Tốc độ phát triển đái tháo đường vượt xa tốc độ phát triển kinh tế tại Việt Nam. Chúng ta đang nằm trong khu vực có tốc độ gia tăng đái tháo đường hàng năm là 15%.
  • Đáng lo lại là có trên 50% người mắc đái tháo đường không được chẩn đoán và điều trị, con số này có những nơi trên 80%.

Tạp chí Đái tháo đường (Đ.Đ.T)