Menu
×

Người Đái tháo đường có được uống rượu, bia?

Ngày đăng: 19/07/2017 In bài viết này

SKNT - Bệnh nhân đái tháo đường (ĐTĐ) nên được cảnh báo những điều có thể gặp phải khi họ dùng đồ uống có cồn bởi đôi khi nó làm tình trạng bệnh cũng như những biến chứng trầm trọng hơn

Đồ uống có cồn ảnh hưởng đến gan – nơi góp phần điều tiết lượng đường máu. Chất cồn cũng tương tác với một số thuốc điều trị hạ đường máu vì vậy bệnh nhân nên nói với bác sĩ của mình nếu họ sử dụng đồ uống có cồn dù nhiều hay ít.

Dưới đây là một số điều cần lưu ý:

1/ Alcohol (rượu) tương tác với thuốc điều trị ĐTĐ. Rượu có thể làm đường huyết của bạn tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào lượng uống vào của bạn là bao nhiêu. Một vài loại thuốc điều trị ĐTĐ (bao gồm sulfonylureas và meglitinides ) có thể làm đường huyết thấp hơn do sự kích thích tuyến tụy tiết ra nhiều insulin hơn. Kết hợp tác dụng làm giảm đường huyết của thuốc và alcohol có thể dẫn tới tình trạng hạ đường huyết hay nhiễm độc insulin – tình trạng cấp cứu nguy hiểm đến tính mạng.

2/ Rượu làm gan không làm hết công việc của nó. Khi bạn uống rượu, gan của bạn phải làm việc để thải nó ra khỏi máu thay vì làm việc để điều tiết lượng đường máu. Vì vậy bạn không nên uống rượu khi đường máu của bạn đang thấp.

3/ Không bao giờ uống rượu khi bụng đói. Thức ăn làm chậm tốc độ alcohol hấp thu vào máu. Vì vậy các chuyên gia khuyên rằng: nên ăn các thức ăn có carbohydrate khi bạn uống rượu.

4/ Luôn luôn thử đường máu trước khi sử dụng đồ uống có cồn
Alcohol ảnh hưởng tới khả năng sản xuất đường của gan, vì vậy cần chắc chắn mức đường huyết của bạn trước khi sử dụng nó.

5/ Alcohol có thể gây hạ đường huyết. Trong một vài phút hay thậm chí 12 giờ sau đó, alcohol có thể gây hạ đường huyết. Vì vậy hãy thử đường máu cả sau khi sử dụng đồ uống có cồn để chắc chắn mức đường huyết vẫn trong vùng an toàn. Nếu đường huyết của bạn dưới 5,6 mmol/l, nên ăn một chút đồ ăn giúp nâng đường huyết lên.

6/ Bạn có thể bảo vệ mình bằng việc uống chậm lại. Nếu bạn nặng 68 kg, bạn cần ít nhất 2 giờ để gan có thể giải phóng lượng alcohol trong cơ thể. Uống quá nhiều có thể làm bạn đau đầu, chóng mặt, buồn ngủ – những triệu chứng rất giống hạ đường huyết. Hãy đeo vòng hay để mọi người xung quanh biết rằng bạn mắc ĐTĐ. Nếu bạn say thì họ vẫn biết và có thể nhận ra tình trạng hạ đường huyết của bạn. Nếu bạn bị hạ đường huyết, thức ăn và thuốc là cần ngay lập tức để làm tăng mức đường huyết trở lại.

7/ Bạn có thể bảo vệ cuộc sống của mình bằng những hiểu biết dù là rất nhỏ. Bác sĩ sẽ nói bạn biết bao nhiêu alcohol là an toàn cho bạn. Tùy theo tình trạng sức khỏe, điều đó không có nghĩa là hoàn toàn không. Trong một số trường hợp, phụ nữ mắc ĐTĐ không nên có quá 1 lần uống rượu bia trong ngày và đàn ông không nên quá 2 lần trong ngày.

Nguồn: healthline.com
Biên tập: Thu Trang Pianissimo