Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
Ngày 15/8/2017, Khoa Ngoại & Chuyên khoa, BV Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh tiếp nhận bệnh nhân Bùi Văn Gia H. (3 tuổi), thường trú tại thị xã Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh. Bé có tiền sử mổ nang nước thừng tinh bên phải cách đây 1 năm, nay xuất hiện khối phồng bìu bên phải, được gia đình cho nhập viện khám và kiểm tra.
Kết quả xét nghiệm, siêu âm tinh hoàn cho thấy hình ảnh ống bẹn phải có nang thành mỏng, dịch đồng nhất Kt 20*9mm.
Qua hội chẩn chuyên khoa các bác sĩ chỉ định Gây mê tĩnh mạch và Phẫu thuật cắt nang nước thừng tinh cho bé. Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng hơn 30 phút, các Bác sĩ tiến hành cắt nang nang thừng tinh một bên cho bé. Kíp phẫu thuật do BS. Nguyễn Kim Hiếu; cùng các kỹ thuật viên gây mê tiến hành.
Các bác sĩ phẫu thuật bóc nang cho trẻ.
Cũng trong ngày ngày, các bác sĩ Khoa Ngoại & Chuyên khoa, chỉ định Phẫu thuật cắt nang nước thừng tinh và cắt u lành phần mềm cho bé Nguyễn Đăng D. (13 tuổi), thường trú tại thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Bệnh nhân vào viện trong tình trạng xuất hiện khối u vùng bìu trái, nách phải, to dần lên, được gia đình cho nhập viện điều trị. Kết quả xét nghiệm, siêu âm ổ bụng cho thấy hình ảnh mào tinh trái có nang thành mỏng, dịch đồng nhất Kt 22*12mm; Phần mềm hố nách phải có cấu trúc tăng âm bờ ranh giới khá rõ KT:32*7mm.
BS. Nguyễn Kim Hiếu cho biết: Nang thừng tinh ở trẻ, được hiểu là một bẩm sinh tồn tại trong một ống nhỏ từ ổ bụng xuống bìu và tạo thành nang. Bình thường ở trẻ nhỏ, khi vẫn là bào thai, tinh hoàn từ trong bụng di chuyển xuống bìu, kéo theo lớp phúc mạc tạo thành một ống phúc tinh mạc, thông từ bụng tới bìu. Sau khi sinh ống này teo và đóng lại, trong trường hợp ống phúc màng tinh không đóng không kín sẽ làm cho nước màng bụng tiết ra, tụ lại thành nang thừng tinh.
Hình ảnh nang được lấy ra.
Nang mào tinh là bệnh lý lành tính do ứ đọng, tắc nghẽn một hay vài ống dẫn tinh ở mào tinh gây tiết dịch và hình thành nang.
Các bác sĩ khuyến cáo: Bệnh nang thừng tinh và nang mào tinh ở trẻ gặp khá phổ biến, vậy nên các bậc cha mẹ cần phải hết sức lưu ý quan sát con nhỏ khi có những biểu hiện bất thường ở cơ quan sinh dục của trẻ. Nếu có hiện tượng sưng, căng ở tinh hoàn thì nên đưa bé đi khám, điều trị ngay cho bé.
Theo SKĐS