Menu
×

Khuyến cáo đầu Xuân: Thực phẩm chế biến quá mức “có thể gây ung thư”

Ngày đăng: 20/02/2018 In bài viết này

SKNT - Mối liên hệ giữa thực phẩm được “siêu chế biến” (ultra-processed food), và bệnh ung thư đã được một nghiên cứu mới đây của Pháp công bố ngày 16/2 trong Tạp chí Y học Anh (British Medical Journal). Họ xếp các loại thực phẩm bao gồm những thứ bánh ngọt, viên rán thịt gà bọc bột và bánh mì sản xuất đại trà như những thực phẩm "siêu chế biến" hoặc được chế biến quá mức.

Nghiên cứu trên 105.000 người cho thấy càng ăn nhiều các thực phẩm trên, nguy cơ ung thư càng cao.

Nhóm nghiên cứu tại trường Đại học Sorbonne Paris Cite - đã sử dụng các cuộc khảo sát thực phẩm trong hai ngày để tìm hiểu xem người ta đang ăn gì. Những người tham gia nghiên cứu này, chủ yếu là phụ nữ trung niên, được theo dõi trung bình 5 năm.

Các kết quả cho thấy nếu tỉ lệ thức ăn chế biến trong chế độ ăn uống tăng 10% thì số ca ung thư phát hiện tăng 12%. Nhiều ý kiến đang tỏ ra dè dặt, thận trọng về nghiên cứu này, nhưng các chuyên gia nói một chế độ ăn uống kiêng khem lành mạnh là tốt nhất.

Những khoa học gia Pháp tiến hành nghiên cứu mới trên 105.000 người (Ảnh: EPA) 

Các nhà nghiên cứu Pháp xếp bảy nhóm thực phẩm sau vào loại “siêu chế biến”:

Bánh mì và bánh ngọt có nhân sản xuất bao gói hàng loạt;

- Đồ ăn nhẹ bao gói, ngọt hoặc mặn bao gồm bim bim.

- Chocolate thanh và kẹo

- Soda và các thức uống ngọt

- Thịt viên, thịt gia cầm và cá bao bột.

- Mì ăn liền và súp làm sẵn

- Đồ ăn đông lạnh hoặc đóng đá có thời hạn sử dụng

- Thực phẩm làm chủ yếu hoặc hoàn toàn từ đường, dầu và chất béo

Chế độ ăn uống được biết có ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thừa cân là nguyên nhân lớn nhất có thể ngăn ngừa được, chỉ sau hút thuốc và thịt chế biến làm tăng nhẹ nguy cơ ung thư.

Hiện vẫn có các định nghĩa khác nhau thế nào là thực phẩm bị chế biến quá mức, và theo giáo sư Tom Sanders từ Đại học King's College London, đó là những thách thức y tế toàn cầu trong 2018. Theo cách hiểu thông thường thì đó các món ăn, sản phẩm chế biến bằng biện pháp công nghiệp, hàng loạt và có các thành phẩm cho thêm vào khi chế biến.

Những thách thức y tế toàn cầu trong 2018 (Ảnh cắt từ video) 

Giáo sư Sanders nêu ví dụ bánh mì sản xuất hàng loạt trong nhà máy thường được coi là "thực phẩm chế biến quá mức", còn bánh mì nướng tại nhà, hoặc từ tiệm nướng bánh hạng sang thì lại không phải.

Nhưng ông Sanders thừa nhận định nghĩa này vẫn còn lộ ý "chủ quan", các khoa học gia về dinh dưỡng và ung thư còn cần phải xem xét kỹ lưỡng.

Theo NTD