Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
Ở Việt Nam tình trạng kỳ thị đối với các rối loạn tâm thần vẫn còn nặng nề và người bệnh còn mặc cảm khi tìm kiếm sự giúp đỡ. Rối loạn tâm thần thường dẫn tới nhiều hệ lụy như sự cô lập, khó khăn về tài chính và quan hệ xã hội. Cuộc sống của người bện trở lên khó khăn hơn khi dịch vụ chăm sóc và sự hỗ trợ còn thiếu.
Không có dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần tại các cơ sở y tế ngoài các cơ sở chuyên khoa tâm thần. Nói chung, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người bệnh tâm thần chưa được chú trọng cả từ góc độ cán bộ y tế và người dân nói chung. TS. Dr Lokky Wai, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam nhấn mạnh “Không để những người mắc rối loạn tâm thần phải sống ngoài lề xã hội. Sự hỗ trợ cần phải có ở những nơi mà họ dễ dàng tiếp cận”.
Việt Nam có mạng lưới chăm sóc y tế tuyến cơ sở rộng khắp, mỗi xã, phường đều có một trạm y tế xã/phường. Có thể huy động mạng lưới này để tăng cường dịch vụ sức khỏe tâm thần.
Theo giám đốc một tổ chức Phi Chính phủ mang tên BasicNeeds hoạt động trong lĩnh vực sức khỏe tâm thần ở Việt Nam cho biết: Sử dụng hệ thống hiện có, đổi mới ở những nơi cần thiết đồng thời nâng cao năng lực cho các tổ chức mà đã là một phần và được tin tưởng bởi cộng đồng là giải pháp hiệu quả để giải quyết vấn đề sức khỏe tâm thần và mở rộng việc cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe thâm thần ra ngoài phạm vi các bệnh viện tâm thần”.
Tại Đà Nẵng, tổ chức BasicNeeds đã phối hợp chặt chẽ với Sở Y tế để xây dựng và triển khai mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng. Mạng lưới các cơ sở y tế trong thành phố, đặc biệt là bệnh viện tâm thần thành phố và các Trạm Y tế xã/phường, Hội Phụ nữ và bản thân người bệnh cùng phối hợp để xây dựng dịch vụ chăm sóc liên tục.
Giám đốc Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng chia sẻ: “Các bệnh viện tâm thần có nguồn lực rất hạn hẹp để cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần”. Nhiều bệnh nhân đã phục hồi tại nơi điều trị sau đó lại tái phát khi trở về cộng đồng. “Chỉ bằng cách hỗ trợ người bệnh cái mà họ cần sau khi đã điều trị ổn định tại bệnh viện tâm thần thì chúng ta mới có thể đảm bảo rằng về lâu dài người bệnh có thể quay trở lại làm việc và sống khỏe mạnh, có ích”.
Đầu tư vào sức khỏe tâm thần là đầu tư đầy giá trị, TS. Wai – Trưởng Đại diện WHO giải thích thêm “Cứ mỗi đồng đầu tư vào việc nhân rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần sẽ mang lại 4 đồng cho nền kinh tế do đem lại sức khỏe tốt hơn và năng suất lao động cao hơn. Đầu tư vào sức khỏe tâm thần là đầu tư có lợi và nếu không hành động cái giá có thể rất đắt.”
Ngân Thúy (trích dẫn WHO Việt nam)