Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
BS Nguyễn Thanh Sang, ĐH Y Dược TP.HCM, cho biết ngày 12/12 tiếp nhận trường hợp một bé gái bị bỏng nặng vùng ngực, lớp da đã bị lột, vết thương đang chảy dịch và có dấu hiệu nhiễm trùng.
Bé gái được chẩn đoán nhiễm trùng da, bỏng sâu độ 4, thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc. Người mẹ liên tục khóc rấm rứt vì thương con.
Bài thuốc chữa sổ mũi, khò khè bằng lá trầu không được lan truyền phổ biến trên mạng. Ảnh: Internet
BS đã gặng hỏi mãi, mẹ bé mới thú thật là từ 3 tháng tuổi, bé gái đã sổ mũi và hay khò khè về đêm, đi chữa dưới Cần Thơ nhiều lần nhưng không khỏi. Bà nội bé đi hỏi ở đâu được thông tin là dùng lá trầu không hơ nóng đắp lên sẽ giúp giảm khò khè.
Thế là, khi bố mẹ bé đi làm thì bà nội ở nhà tự hơ và đắp lên ngực bé. Khi đắp lên thì bé quằn quại và khóc liên tục cả ngày. Đến chiều, bà nội sốt ruột nên gọi điện cho mẹ bé đang đi làm công nhân về đưa bé đi khám. Về nhà, mẹ bé thấy tình trạng của bé thì lặng người đi, tức tốc bế con chạy ra bến xe bắt xe lên TP.HCM khám.
BS Sang chia sẻ thêm đã từng tiếp nhận 4,5 trường hợp trẻ bị bỏng vì hơ lá trầu không đắp lên người nhưng chỉ bỏng nhẹ, trường hợp nặng như bé gái này là lần đầu tiên.
Điều đau đớn hơn cả là ngực bé gái sẽ không tránh khỏi vết sẹo lớn, ảnh hưởng thẩm mỹ khi trưởng thành.
Theo BS Sang, không có bằng chứng kể cả Đông y về việc chữa sổ mũi, khò khè bằng lá trầu không. Các phụ huynh nên cẩn thận khi tin dùng các bài thuốc dân gian vì xảy ra hậu quả, con em là người gánh chịu.
Diệp Linh Theo Dântrí.