Menu
×

Tìm hiểu bệnh Lạc nội mạc tử cung

Ngày đăng: 18/09/2017 In bài viết này

Lạc nội mạc tử cung gặp thường gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi. Lạc nội mạc tử cung là vấn đề có thể xảy ra khi phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Nghiên cứu lạc nội mạc tử cung cho thấy lạc nội mạc tử cung gặp ở hơn 50% ở phụ nữ 20-40 tuối. Ở phụ nữ trẻ có bất thường eo tử cung, tử cung đôi cũng thường gặp Lạc nội mạc tử cung.

Lạc nội mạc tử cung gặp thường gặp ở phụ nữ từ 30-40 tuổi. Lạc nội mạc tử cung là vấn đề có thể xảy ra khi phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Nghiên cứu lạc nội mạc tử cung cho thấy lạc nội mạc tử cung gặp ở hơn 50% ở phụ nữ 20-40 tuối. Ở phụ nữ trẻ có bất thường eo tử cung, tử cung đôi cũng thường gặp Lạc nội mạc tử cung.

Định nghĩa

Lạc nội mạc tử cung là trường hợp khi có mặt tổ chức tuyến, đệm hay tổ chức giống nội mạc tử cung ở ngoài buồng tử cung và lấn ra ống dẫn trứng.

Hình ảnh lạc nội mạc tử cung rất đa dạng. Có thể ở trong phúc mạc hay ngoài phúc mạc. Tổ chức lạc nội mạc tử cung chịu ảnh hưởng của nội tiết sinh dục như niêm mạc tử cung bình thường trong vòng kinh và trong giai đoạn hoạt động sinh dục của người phụ nữ. Có nghĩa là chúng sẽ bị bong ra và chảy máu trong chu kì kinh nguyệt. Tuy nhiên, do chúng phát triển bên ngoài tử cung, máu không thể chảy ra ngoài cơ thể mà bị tích lại, gây ra chảy máu bên trong và nhiễm trùng, dẫn đến nhiều triệu chứng khác. Các mô lạc nội mạc bao quanh có thể bị kích thích và gây đau đớn, hình thành mô sẹo và các túi chứa chất dịch khiến người bệnh khó mang thai.

Bệnh thường được chẩn đoán qua soi ổ bụng, đôi khi có dựa vào một vài rối loạn cơ năng. Bệnh có liên quan với vô sinh hay không vẫn còn chưa được khẳng định khi lạc nội mạc tử cung ở dạng ẩn. Bệnh thường lành tính, tổn thương ác tính rất hiếm. Bệnh liên quan đến nội tiết nên gây mạn kinh là một phương pháp điều trị sinh lý. Ngoài ra có thể dùng liệu pháp hormon để điều trị làm bệnh tiến triển chậm hơn.

Triệu chứng thường gặp

  • Xuất hiện những cơn đau vùng chậu trong thời kì hành kinh và cơn đau càng ngày càng nặng theo thời gian;
  • Đau thắt lưng và đau bụng;
  • Đau trong hoặc sau khi quan hệ tình dục;
  • Đau khi đại tiện, tiểu tiện trong kì kinh nguyệt;
  • Thời gian hành kinh của bạn có thể kéo dài hơn hoặc bị chảy nhiều máu hơn;
  • Có máu trong phân hoặc nước tiểu, chảy máu âm đạo sau khi quan hệ tình dục;
  • Mệt mỏi, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi hoặc buồn nôn, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt;
  • Đau dữ đội trong thời kì kinh nguyệt;
  • Đau trước và trong kì kinh;
  • Đau khi quan hệ tình dục;
  • Vô sinh;
  • Mệt mỏi;
  • Gặp một số rối loạn đường tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón, buồn nôn.

Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng khác; nếu có bất kỳ các dấu hiệu bệnh, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến chuyên gia.

Nguyên nhân gây bệnh

Các nhà khoa học lý giải một số nguyên nhân sau:

  • Có thể do sự trào ngược của kinh nguyệt, thay vì di chuyển ra ngoài cơ thể qua âm dạo, máu kinh có chứa các tế bào nội mạc tử cung chảy ngược lại thông qua các ống dẫn trứng vào trong ổ bụng, khiến các tế bào này dính vào thành  khung chậu và các bề mặt của các cơ quan vùng chậu.
  • Sự tăng trưởng tế bào phôi thai là một nguyên nhân khác. Tế bào phôi tạo ra các tế bào lót trong khoang bụng và vùng chậu. Khi một hoặc nhiều vùng nhỏ của màng bụng phát triển thành mô nội mạc tử cung gây nên bệnh lạc nội mạc tử cung.
  • Các phẫu thuật như cắt bỏ tử cung hoặc mổ lấy thai, những vết sẹo do phẫu thuật được hình thành có thể khiến các tế bào nội mạc tử cung dính vào đó, gây lạc nội mạc tử cung.
  • Các tế bào nội mạc tử cung được các mạch máu hoặc dịch mô mang đi đến các bộ phận khác của cơ thể, gây lạc nội mạc tử cung.
  • Một số nguyên nhân khác có thể do hệ miễn dịch của bạn có vấn đề khiến cơ thể không thể nhận ra và phá hủy các mô nội mạc tử cung đang lớn lên bên ngoài tử cung, gây ra lạc nội mạc tử cung.
  • Các tế bào vùng bụng và chậu có thể bị biến đổi thành tế bào nội mạc tử cung, hay các tế bào nội mạc tử cung đã được hình thành sẵn bên ngoài tử cung khi còn là thai nhi.

Người có yếu tố cơ mắc lạc nội mạc tử cung

  • Chưa từng sinh con;
  • Có người thân (mẹ, dì hoặc chị em gái) bị lạc nội mạc tử cung;
  • Trào ngược kinh nguyệt do tắc nghẽn lại bởi một bệnh lý nào đó;
  • Tiền sử viêm vùng chậu;
  • Tử cung bất thường;
  • Có kinh trước 12 tuổi;
  • Hình dạng bất thường của cổ tử cung hoặc âm đạo làm tắc nghẽn kinh nguyệt.

Chẩn đoán lạc nội mạc tử cung

  • Thông qua hỏi bệnh và thăm khám lâm sàng: các triệu chứng đang gặp (bao gồm vị trí cơn đau và cơn đau xảy ra lúc nào); khám vùng chậu có thể thấy bất bất thường như u nang buồng trứng hay những vết sẹo sau tử cung.
  • Các xét nghiệm như khám vùng chậu, siêu âm, nội soi; siêu âm sóng âm cao tần sẽ cho thấy được hình ảnh bên trong cơ thể.
  • Có thể phải chỉ định nội soi ổ bụng; với sự trợ giúp của nội soi, bác sĩ có thể biết được vị trí, mức độ lan rộng và kích thước của mô nội mạc tử cung, hỗ trợ việc xác định phương pháp điều trị phù hợp.

Điều trị

Không có phương pháp điều trị đặc hiệu bệnh lạc nội mạc tử cung. Chỉ điều trị khi có triệu chứng đau và nghi ngờ có liên quan gây vô sinh. Có hai phương pháp: nội khoa và phẫu thuật. Việc lựa chọn phương pháp nào phụ thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương.

Nội khoa

Nếu chỉ bị đau nhẹ, không có dự định mang thai hoặc gần tới giai đoạn mạn kinh, có thể không cần điều trị.

Nếu không thể chịu được các cơn đau, thì cần thực hiện liệu pháp hormone để giảm lượng estrogen trong cơ thể làm co mô bệnh lại. Các hormon kháng estrogen để làm teo ổ lạc nội mạc tử cung tạo nên các sẹo xơ như progestin liều cao, danazol, GnRH.

Các thuốc này có thể được chọn để điều trị trong trường hợp bị đau nhiều hoặc chảy máu nhưng chưa có kế hoạch mang thai. Các thuốc điều trị có thể bao gồm biện pháp tránh thai bằng hormone để ngăn chặn tiến triển của lạc nội mạc tử cung, hoặc thuốc kháng viêm để giúp kiểm soát cơn đau. Khi những cơn đau càng ngày càng dữ dội hơn hoặc các thuốc kể trên và các thuốc kháng viêm không steroid không có tác dụng, có thể thử liệu pháp hormone mạnh hơn.

Phẫu thuật

Mục đích phá huỷ tất cả tổn thương, bảo tồn chức năng các cơ quan.

Nếu đang có ý định mang thai, có thể đồng thời điều trị vô sinh và phẫu thuật. Nếu liệu pháp hormone mạnh vẫn không có tác dụng hoặc các cơ quan khác bị ảnh hưởng, thì bước tiếp theo chính là phẫu thuật. Các khối nội mạc tử cung lớn và mô sẹo sẽ bị loại bỏ khi phẫu thuật. Các phẫu thuật này sẽ là một hoặc nhiều ca phẫu thuật nội soi.

Khó khăn xảy ra trong phẫu thuật:

  • Lạc nội mạc tử cung quá non, chứng tỏ bệnh đang tiến triển, có tổn thương không điển hình, không lấy hết được, hay chảy máu nên dễ bỏ sót, điều trị không triệt để.
  • Dính nhiều khó bóc tách.
  • Trong phẫu thuật để chẩn đoán chính xác tổn thương phải gỡ dính lấy hết dịch đọng trong túi cùng Douglas, nhìn được toàn bộ tiểu khung, đặc biệt hai buồng trứng, chọc dò buồng trứng để tìm ổ lạc nội mạc tử cung tại buồng trứng.
  • Thủ thuật: gỡ dính, bóc tách nang buồng trứng, tạo hình vòi trứng, đốt ổ lạc nội mạc tử cung.
  • Soi ổ bụng cho phép làm tất cả thủ thuật. Nhưng trong trường hợp dính nhiều, u to, biến chứng nhiều không xử trí được qua nội soi thì phải mổ mở.
  • Phẫu thuật nội soi với nhiều ưu điểm hiện nay trở thành một phẫu thuật không thể thiếu được trong chẩn đoán và điều trị triệt để đạt kết quả cao; qua nội soi để kiểm tra được kết quả sau điều trị.
  • Kết hợp điều trị nội và ngoại khoa để giảm yếu tố viêm dính và đề phòng tái phát.

Chế độ ăn uống và sinh hoạt

  • Tắm nước ấm hoặc chườm túi nóng sẽ giúp cơ chậu được thư giãn và giảm co thắt cũng như đau;
  • Tập thể dục thường xuyên có thể cải thiện các triệu chứng;
  • Khi nằm, hãy kê một chiếc gối ở dưới đầu gối;
  • Có thể thử các kỹ thuật thư giãn và liệu pháp phản hồi sinh học.

Lạc nội mạc tử cung gần như là một bệnh bẩm sinh và không có cách nào phòng tránh. Tuy nhiên, khi được chẩn đoán lạc nội mạc tử cung, có nhiều phương pháp điều trị giảm đau và phục hồi khả năng sinh sản. Người bệnh cũng đừng quá lo lắng về bệnh vì không phải trường hợp lạc nội mạc tử cung nào cũng gây vô sinh. Đa phần những khó chịu mà lạc nội mạc tử cung mang lại là tình trạng đau đớn mỗi khi hành kinh. Về phương diện này thì có nhiều thuốc giảm đau hỗ trợ để giúp trải qua những cơn đau dễ dàng hơn.

https://suckhoenoitiet.net/