Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
Một ca ghép thận được thực hiện tại Bệnh viện Chợ Rẫy
Ghép thận là phương pháp điều trị suy thận mạn tính tốt nhất hiện nay. Các tình trạng rối loạn về tim mạch, tạo máu… sau ghép thận đều được cải thiện. Tuy nhiên, tỷ lệ bệnh nhân tăng huyết áp (THA) vẫn còn cao.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ THA ở người sau ghép thận chiếm từ 50 - 90% BN. THA nếu không được kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận ghép, làm giảm tuổi thọ thận ghép. Việc dùng thuốc điều trị là cần thiết, tuy nhiên sử dụng các thuốc chống THA như thế nào để đưa huyết áp sau ghép thận về huyết áp mục tiêu là điều quan trọng. Các BN sau ghép thận đều phải sử dụng thuốc chống thải ghép để duy trì sự tồn tại của thận ghép và chức năng thận ghép. Tuy nhiên, một số thuốc huyết áp có tương tác bất lợi với thuốc chống thải ghép nên việc kiểm soát huyết áp chưa thực sự tốt, chức năng thận ghép bị ảnh hưởng.
Với những lý do trên, các bác sĩ tại Bệnh viện Quân y 103 đã tiến hành nghiên cứu: “Đánh giá mối liên quan giữa thuốc huyết áp với chức năng thận ghép của bệnh nhân sau ghép thận”. 137 bệnh nhân ghép thận có THA đã được khảo sát và phân tích cho thấy:
Tỷ lệ bệnh nhân sử dụng thuốc chẹn kênh canxi là 73,7%, thuốc kích thích alpha trung ương 67,2%, thuốc chẹn beta giao cảm 53,3% và thuốc ức chế men chuyển và block thụ thể AT1 24,1%. 18,9% BN dùng 1 loại thuốc điều trị huyết áp; 43,8% dùng 2 thuốc và 37,3% dùng 3 thuốc.
Không có mối liên quan giữa các chỉ số đánh giá chức năng thận với việc sử dụng đồng thời các thuốc chống thải ghép và thuốc điều trị tăng huyết áp.
(Mời độc giả tài file gốc đính kèm)
Ths.Bs Đỗ Đình Tùng