Menu
×

Dinh dưỡng cho gia đình ăn tết vui khỏe

Ngày đăng: 14/02/2018 In bài viết này

SKNT - Tết là dịp để các thành viên trong gia đình sum vầy, chính vì cả năm ít có dịp đông đủ nên các bữa ăn ngày tết luôn đầy đủ các món đặc biệt là các món chứa nhiều dưỡng chất gồm các loại thịt cá, ít rau và chất xơ. Trong bữa cơm ngày tết luôn có đủ các thành viên trong gia đình từ người già đến trẻ nhỏ bởi vậy để có một chế độ dinh dưỡng hợp ý cho cả gia đình trong ngày tết là một vấn đề tương đối đau đầu. Để cung cấp những thông tin dinh dưỡng cho các gia đình ăn tết vui khỏe chúng tôi đã có cuộc gặp gỡ với PGS.TS.BSCC Trần Đình Toán nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng Bệnh viện Việt Đức, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm Sàng.

PGS.TS Trần Đình Toán, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Lâm Sàng

1.Thưa PGS.TS Trần Đình Toán, hiện nay hầu hết các gia đình Việt đều tổ chức các bữa cơm ngày tết với rất nhiều món ăn giàu chất dinh dưỡng như các loại thịt, cá, tôm, cua. Vậy theo PGS chế độ dinh dưỡng ngày tết như thế nào là hợp lý?

Tết cổ truyền của dân tộc ta từ trước tới nay vẫn đang là những ngày mà gần như tất cả mọi sinh hoạt của mỗi người bị đảo lộn. Nào là ăn nhiều hơn về số lượng, chất lượng. Nào là uống nhiều hơn với các loại đồ uống có cồn, nào là đi lại nhiều hơn để chúc tết những người thân trong gia đình, cơ quan , bè bạn, nào là ăn, ngủ , nghỉ chẳng còn được nề nếp như nhưng ngày thường nữa…..vì vây , cần chú ý điều chỉnh để nề nếp sinh hoạt hàng ngày của chúng ta sao cho ít bị đảo lộn nhất có thể.

Về chế độ dinh dưỡng, trước hết nên dậy đúng giờ như ngày thường, tổ chức ăn sáng cho mình và cả gia đình, không nên bỏ bữa sáng để làm cơm bữa chính ăn một thể. Rồi đến bữa trưa cũng cần ăn đúng giờ và đảm bảo thời lượng của bữa ăn, điều này có khi cũng khó thực hiện vì mỗi thành viên trong gia đình có một lịch trình khác nhau nên không thể bữa nào, ngày nào cũng ngồi ăn cùng với nhau được . Cũng có khi đang ăn, gặp bạn bè, người thân đến chúc tết lại tiện thể mời ngồi vào mâm để lai rai, trò chuyện, có thể đến vài giờ đồng hồ chưa kết thúc(!), thành ra năng lượng nạp vào cơ thể không hay rất khó kiểm soát được.

Buổi tối cũng vậy, nên chú ý ăn đúng bữa ( đúng giờ) dù có thể chưa đói vì bữa ăn ngày tết thường no lâu , khó tiêu do chất lượng. và nhất là trước khi đi ngủ không nên ăn quá no, uống quá nhiều, tránh một quan niệm không đúng đắn rằng, ăn uống xong đi ngủ, có đi đâu nữa đâu mà phải ngại, nên cứ ăn và uống thoải mái trong bữa tối, nhất là bữa tối lại được tổ chức muộn.

2. Dịp tết các gia đình thường sum họp nhiều thế hệ , làm thế nào để chọn lựa thực phẩm phù hợp với cả người già và trẻ nhỏ để việc chuẩn bị các bữa ăn ngày tết không bị khó khăn, thưa PGS?

Đúng là mỗi cá nhân, mỗi thế hệ có một thói quen, ý thích, khẩu vị khác nhau nên lựa chọn thực phẩm, lựa chọn món sao cho phù hợp với mọi thành viên trong gia đình là rất khó. Nhưng ngững người trẻ, khỏe, thanh thiếu niên đến trung niên thì cũng có thể dung hòa được, còn người già, người bệnh trong nhà, trẻ nhỏ trong độ tuổi còn bú mẹ, ăn dặm…thì cần phải chú ý hơn đến thực phẩm, thực đơn, không nên “ép” các đối tượng này ăn theo một thực đơn chung cho cả nhà. Còn chọn thế nào cho phù hợp thì cũng cần tính đến nhu cầu và khả năng cung ứng ở từng vùng, từng miền, từng đia phương, nơi đó có những loại thực phẩm thong dụng gì, thực phẩm gì không có…Cũng có khi cần phải mua một số thực phẩm mà những đối tượng này đang quen dung để dự trữ cho những ngày tết, tránh tình trạng tết

Không có chỗ để mua, làm ảnh hưởng đến chế độ ăn của họ trong những ngày tết. Ví dụ con trẻ đang ăn bột mà do không để ý nên mùng một, mùng 2 tết bột hết không biết đi xay bột ở đâu, đành cho bé ăn tạm bằng cháo vài bữa vây(!), thế là bé không chịu ăn, bị đói, quấy khóc…

3. Thưa PGS, các loại nước uống ngày tết như: rượu, bia, nước ngọt sử dụng như thế nào là hợp lý?

Mặc dù không có một số liệu thống kê chính xác, nhưng lượng đồ uống (rượu, bia, nước ngọt) được sử dụng trong những ngày tết chắc chắn sẽ tăng đột biến so với ngày thường, mọi gia đình cần chú ý nên sử dụng hợp lý, có chừng mực, nhất là những người đang thực hiện chế độ ăn kiêng ( những người có bệnh cấp hoặc mãn tính) nên tuân thủ lời khuyên hay chỉ dẫn của thầy thuốc, cũng đừng vì Tết mà cho phép mình lơ là, tạm hoãn chế độ kiêng khem ấy gâytai biến hoặclàm cho bệnh tăng nặng, kéo dài thêm quá trình điều trị.

4. Việc ăn nhiều bữa, ăn không đúng bữa có ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống tiêu hóa và sức khỏe không thưa ông?

Tất nhiên ăn nhiều bữa, ăn không đúng bữa có ảnh hưởng tới hệ thống tiêu hóa ở mức độ không nhiều thì ít. Dạ dầy rỗng , nhất là lại chỉ có một tý thức ăn còn lại toàn bia với rượu thì sẽ rất không tốt cho người bị viêm loét dạ dầy hành tá tràng. Trái lại dạ dầy chứa nhiều thức ăn quá, căng to quá, mà thức ăn toàn là những thịt, cá, mỡ nhiều, bánh chưng nhiều là những thứ khó tiêu, gây ậm ạch, khó chịu và ảnh hưởng tới cả hệ tim mạch, gây khó ngủ vào buổi tối, khó thở với người bị bệnh về tim mạch, huyết áp cao…

5. Thưa PGS. TS Trần Đình Toán, xin ông cho độc giả Tạp chí Đái tháo đường một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho người bệnh đái tháo đường dịp tết nguyên đán ạ.

Trong những ngày tết, người bi bệnh đái tháo đường nên chú ý ăn ít chất

Đường bột ( bánh kẹo ngọt, mứt các loại, bánh chưng, cơm, cháo,phở,bún, miến, tất cả cộng lại không nên quá 120gram carbonhydrate, tức là không quá 150 gạo là được.

Về chất đạm và chất béo cũng chỉ cần ăn đủ, không ăn nhiều để tránh tăng cân do ăn nhiều trong dịp tết.

Các loại rau củ quả nên giữ mức ăn như ngày thường ( ngày tết thường ít rau trong thực đơn), tránh các loại quả nhiều đường (ngọt nhiều).

Nên kiêng hẳn hoặc hạn chế tối đa rượu , bia, cà phê, thuốc lá, nước trà đặc.

Chúc mọi người đón một cái tết an lành, hạnh phúc !

PGS.TS.BS. Trần Đình Toán

Viện trưởng Viện Dinh dưỡng lâm sàng.

 

Thu Trang ( Thực hiện)