Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
Bệnh đái tháo đường gồm có Đái tháo đường típ 1, Đái tháo đường típ 2, Đái tháo đường thai kỳ và đái tháo đường do các nguyên nhân đặc biệt khác.
Đái tháo đường và những con số báo động
Tỉ lệ người mắc bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng nhanh trên thế giới. Theo ước tính của Liên đoàn Đái tháo đường thế giới (IDF-2015), trên thế giới hiện có khoảng 425 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, như vậy cứ 11 người trưởng thành thì có 1 người mắc bệnh và mỗi 6 giây lại có một người chết vì căn bệnh này.
Tại Việt Nam, tỷ lệ người bị bệnh Đái tháo đường cũng gia tăng nhanh chóng. Nếu như tỷ lệ bệnh ĐTĐ vào năm 1990 ở thành phố Hà nội chỉ là 1,1 %, thành phố Hồ Chí Minh 2,25%, thành phố Huế 0,96%, thì đến 2012 nghiên cứu của Bệnh viện Nội tiết trung ương cho thấy tỷ lệ hiện mắc Đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63.6%)(1). Đặc biệt, tuổi của người bị bệnh đang ngày càng trẻ hóa. Nếu trước đây, đa số người bệnh được phát hiện bệnh ở độ tuổi 40 – 50, thì ngày nay tỷ lệ người bệnh được phát hiện ở độ tuổi trẻ hơn (20-30) đã tăng cao.
Chọn thực phẩm an toàn cho bệnh nhân đái tháo đường
Theo PGS.TS.BS Nguyễn Thị Bích Đào, trong điều trị đái tháo đường, chế độ ăn còn được gọi là dinh dưỡng y khoa. Đây là biện pháp điều trị được áp dụng đầu tiên và duy trì liên tục kể cả khi kết hợp với điều trị bằng thuốc. Ăn uống lành mạnh là điểm mấu chốt để góp phần ổn định glucose máu, huyết áp, lipid máu và kiểm soát cân nặng. Nhờ đó kiểm soát toàn diện bệnh đái tháo đường tốt hơn, góp phần ngăn chặn hoặc làm chậm sự xuất hiện các biến chứng do đái tháo đường.
Chế độ dinh dưỡng hợp lý là chế độ ăn cung cấp đầy đủ năng lượng và cân bằng các chất dinh dưỡng theo tỉ lệ được khuyến cáo. Gồm các nhóm thực phẩm chính như chất bột đường (cơm, bún, hủ tíu, bánh mì, ngũ cốc…), chất đạm (thịt nạc, tôm, cá, đậu hũ, các loại đậu, nấm…), chất béo (dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu mè…), chất xơ ( rau củ quả), khoáng chất và vitamin.
Đặc biệt, khi chọn thực phẩm phải chú ý đến chỉ số đường huyết (Glucose Index - GI) của thực phẩm. GI là chỉ số phản ánh tốc độ làm tăng glucose máu sau khi ăn một loại thực phẩm so với thực phẩm chuẩn (thí dụ như bánh mì trắng). Chỉ số GI của thực phẩm thay đổi từ 1 đến 100, được chia thành 3 mức: GI thấp (<55), GI trung bình (56-69) và GI cao (>70). Thực phẩm có chỉ số GI thấp sẽ làm glucose máu của bệnh nhân tăng chậm hơn so với các thực phẩm có chỉ số GI cao.
Các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân Đái tháo đường nên cân bằng chế độ ăn của mình bằng cách kết hợp giữa các món có chỉ số GI thấp(rau, củ..) với các loại thực phẩm có chỉ số GI cao (gạo, bánh mì..), để không làm tăng mức glucose huyết sau ăn.
Lưu ý khi chọn sữa cho người bệnh đái tháo đường
- Các sản phẩm sữa tươi, sữa hoàn nguyên
- Nên chọn loại không đường, ít chất béo hoặc đã tách chất béo. Có thể sử dụng uống bổ sung.
- Các loại sữa là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người bị đái tháo đường là các loại sản phẩm có thể thay thế cho bữa ăn với đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cân đối các chất bột đường, chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất và có GI thấp. Các sản phẩm này là sự lựa chọn phù hợp để bổ sung dinh dưỡng cho người bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên, việc chọn sữa và uống sữa cần phải tuân theo những nguyên tắc sau:
+ Chỉ nên dùng sữa để thay thế bữa ăn hoặc bổ sung khi không ăn được hoặc ăn không đầy đủ khẩu phần ăn thông thường.
+ Không uống thêm sữa sau khi đã ăn đầy đủ khẩu phần ăn.
Sản phẩm cho người đái tháo đường
Minh Hương (Suckhoenoitiet.vn)