Menu
×

Biến chứng về tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường – làm thế nào để phòng ngừa???

Ngày đăng: 01/08/2017 In bài viết này

SKNT- Bệnh Đái tháo đường là một yếu tố nguy cơ làm gia tăng sự xuất hiện và mức độ trầm trọng của các biến cố tim mạch (ở cả nam và nữ): tăng nguy cơ bệnh mạch vành lên gấp 1,8 lần, tăng nguy cơ bị tai biến mạch não lên gấp 2,4 lần, tăng nguy cơ viêm tắc động mạch chi dưới lên gấp 4,5 lần. Theo thống kê các biến chứng tim mạch này là nguyên nhân tử vong của 3/4 vong của 3/4 số bệnh nhân Đái tháo đường ngoài tuổi bốn mươi.

Nguyên nhân biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường

Khi đường huyết tăng cao sẽ gây nên tổn thương lên lớp trong cùng của thành mạch, nơi tiếp xúc trực tiếp giữa thành mạch và các thành phần của máu. Khi lớp trong cùng của thành mạch tổn thương, các phân tử cholesterol và bạch cầu dễ lắng đọng vào thành mạch. Từ đó hình thành mảng vữa xơ động mạch, gây hẹp dần lòng mạch. Ngoài ra, khi lớp nội mạc mạch máu bị tổn thương, sẽ tạo cơ hội thuận lợi cho sự co mạch kết hợp với sự kết dính các tế bào tiểu cầu, hình thành nên cục huyết khối trong lòng mạch làm hẹp lòng mạch hoặc tắc mạch, gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim...

Biểu hiện: Rất nhiều bệnh nhân bị thiếu máu cơ tim, thậm chí nhồi máu cơ tim nặng mà không hề biết, chỉ khi đi khám kiểm tra sức khoẻ mới tình cờ phát hiện được. Tuy nhiên, cũng có nhiều bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng bằng cơn đau thắt ngực (cơn đau thắt sau xương ức, đau có cảm giác như bóp nghẹt tim, lan lên vai trái, cằm hoặc cánh tay trái); hoặc cảm giác tức nặng ngực trái, hồi hộp đánh trống ngực, khó thở,…

Phòng ngừa: Để phòng ngừa và điều trị biến chứng tim mạch ở bệnh nhân đái tháo đường, người bệnh cần kiểm soát tốt đường huyết, giữ cho đường huyết ở mức an toàn và kiểm soát các yếu tố nguy cơ khác như giảm trọng lượng cơ thể, tăng cường vận động thể lực, bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia,…

Tạp chí Đái tháo đường