Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
Hình 1: Tăng huyết áp
1, Thế nào là tăng huyết áp ?
Huyết áp là áp lực máu cần thiết tác động lên thành động mạch để đưa máu đến nuôi dưỡng các mô trong cơ thể.
Tổ chức Tăng huyết áp Thế giới và Uỷ ban Quốc gia Cộng lực Hoa kỳ (1997) đều thống nhất một người lớn bị tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu trên hoặc bằng 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương trên hoặc bằng 90mmHg.
Định nghĩa này đơn giản nhưng có nhược điểm là trị số huyết áp không hoàn toàn ổn định và huyết áp thay đổi theo tuổi, giới...
Tăng huyết áp (THA) chiếm tỉ lệ cao trong các bệnh tim mạch. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, tỉ lệ THA 3 - 18% dân số thế giới, ở Việt Nam, theo điều tra của Viện Tim mạch (2008), tỉ lệ THA là 25,1% ở những người > 25 tuổi.
THA là nguyên nhân gây tử vong 7,1 triệu người, chiếm 4,5% gánh nặng bệnh tật toàn cầu.
Hình 2: Các nguy cơ từ tăng huyết áp
2, Chẩn đoán tăng huyết áp như thế nào ?
Dựa vào khám, hỏi bệnh và làm một số xét nghiệm cơ bản thường quy.
2.1 Các triệu chứng trên lâm sàng của bệnh THA
- Hỏi bệnh:
+ Khai thác tiền sử gia đình và bản thân liên quan: đái tháo đường, rối loạn lipid máu, bệnh mạch vành, bệnh thận.
+ Lối sống, ăn uống, tập luyện thể lực.
+ Tiền sử dùng các thuốc và các chất làm THA.
- Khám bệnh :
+ Đo HA, đặc biệt HA tứ chi.
+ Nghe tiếng thổi động mạch thận ở bụng, động mạch cảnh.
+ Khám bộ phận tim mạch, thận, mắt, não để xác định tổn thương cơ quan đích do THA.
- Tìm các yếu tố nguy cơ:
+ Hút thuốc lá
+ Rối loạn lipid máu
+ Béo phì
+ Bệnh thận
+ Yếu tố gia đinh, tuổi, giới.
Hình 3: Béo phì là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây ra THA
2.2. Xét nghiệm:
Cần làm các xét nghiệm cơ bản và chuyên sâu để xác định nguyên nhân THA.
- Xét nghiệm cơ bản :
+ Công thức máu: xem số lượng hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin.
+ Glucose máu, acid uric máu.
+ Ure, creatinin máu.
+ Cholesterol toàn phần, triglycerid, HDL-C, LDL-C máu.
+ Điện giải đồ: Na, K máu.
+ Xquang tim phổi, điện tâm đồ.
+ Tổng phân tích nước tiểu.
- Xét nghiệm chuyên sâu:
Tìm nguyên nhân THA thứ phát và các biến chứng của bệnh THA
+ Siêu âm tim, thận.
+ Siêu âm Doppler động mạch thận, động mạch cảnh.
+ Soi đáy mắt.
+ Định lượng renin, aldosteron, corticosteroid, catecholamin.
+ Chụp động mạch thận cản quang.
2.3. Chẩn đoán THA ở người lớn:
Khi - HA tâm thu > 140mmHg ' - HA tâm trương > 90mmHg.
Đo ở 2 lần khám, mỗi lần khám được đo ít nhất 2 lần. Bệnh nhân được nghĩ ngơi trước khi đo 5 phút.
3. Phân loại THA:
3.1. Phân độ theo con số HA:
Dựa theo phân loại của VVHO/ISH 1999, 2005 và JNC VI, VII, khuyến cáo của Hội Tim mạch Việt Nam 2007 đưa ra về phân độ THA (bảng 1):
Bàng 1. Phân loại THA theo con só HA
Phân loại | HA tâmthu (mmHg) | HA tâm trương (mmHg) |
HA tối ưu | < 120 | <80 |
HA bình thường | <130 | <85 |
HA bình thường cao | 130-139 | 85-89 |
THA độ I | 140-159 | 90-99 |
THA độ II | 160-179 | 100-109 |
THA độ III | >180 | >110 |
THA tâm thu đơn độc | >140 | <90 |
3.2. Phân loại THA
- THA vô căn (nguyên phát)
- THA thứ phát
-THA nhóm đặc biệt
+ THA thường xuyên
+ THA dao động
+ THA tâm thu ở người cao tuổi
+ THA người trẻ.
+ THA và đột quỵ.
+ THA và hội chứng chuyển hoá.
+ THA ở bệnh nhân đái tháo đường.
+ THA ở bệnh nhân có bệnh thận.
+ THA ở phụ nữ và phụ nữ có thai.
+ THA cấp cứu và khẩn cấp.
+ THA kháng trị.
4. Chẩn đoán nguyên nhân gây tăng huyết áp :
4.1. THA vô căn (nguyên phát):
Là THA không tìm được nguyên nhân, chiếm 80-85%.
4.2. THA thứ phát:
-THA do thận:
+ Viêm cầu thận cấp, mạn.
+ Bệnh nhu mô thận: viêm đài bẻ thận do sỏi, thận đa nang.
+ Bệnh mạch máu thận: hẹp động mạch thận
+ U tuyến thượng thận: hội chứng cường aldosteron tiên phát (hội chứng Coon), hội chứng Cushing, u tủy thượng thận.
- THA do bệnh tim mạch:
Hẹp eo động mạch chủ, hờ van động mạch chủ.
- THA do thuốc:
5. Điều trị THA như thế nào ?
5.1. Điều trị THA không dùng thuốc
Thay đổi lối sống làm giảm HA và nguy cơ bệnh tim mạch: giảm cân nặng, hạn chế ản mặn tàng cường vận động thể lực, ăn nhiều rau hoa quả, bỏ uống bia rượu, bỏ các chất kích thích (cà phê trà đặc), tránh ăn các thức ăn nhiều mỡ.
Hình 4 : Các thực phẩm không nên dùng trong bệnh THA
5.2. Loại bỏ hoặc điều trị tích cực các nguyên nhân gây THA
5.3. Điều trị bằng thuốc
a. Nguyên tắc:
- Dùng một loại thuốc quen thuộc.
- Dùng liều nhỏ khởi đầu, sau tăng liều cho đến khi đạt hiệu quả kiểm soát HA.
- Khi loại thuốc đó không còn đáp ứng thì mới thay hoặc phối hợp với loại thuốc khác.
- Dùng phối hợp nhiều loại thuốc hạ áp trong THA cấp cứu, nặng và ác tính.
- Xem xét giá thành thuốc để bệnh nhân điều trị lâu dài.
Hình 5 : Hãy phòng ngừa tốt tăng huyết áp để có một trái tim khỏe mạnh
BS : Phạm Tiến Đạt
Bệnh viện Đa Khoa Tỉnh Thái Bình