Đăng ký
Vui lòng nhập các thông tin cần thiết
Vào mùa hè, con số này có thể tăng thêm 50% do trẻ được nghỉ học, ở nhà xem tivi và chơi game trên smart phone quá nhiều. Chủ yếu đối tượng nhi đến khám là trẻ từ 6 - 10 tuổi, nam nhiều hơn nữ.
Theo bác sĩ chuyên khoa Thần kinh Nguyễn Quang Vinh (khoa Nhiễm - Thần kinh), một ngày, phòng khám tiếp nhận khoảng 5 ca đến khám có liên quan đến hội chứng TIC. Ví dụ như trường hợp một bé nam 10 tuổi vốn bị cận thị, được gia đình đưa đến khám vì cơ quanh vùng mắt giật quá nhiều từ khi bé nghỉ hè đến nay.
“Sau khi bé được đi khám mắt, loại trừ các bệnh mắt thực thể, điều chỉnh lại kính, triệu chứng co giật này vẫn không thuyên giảm. Càng yêu cầu bé kiểm soát việc này, mắt bé càng giật mạnh. Đồng thời qua khai thác các yếu tố khởi phát, người nhà cho hay, từ khi bé nghỉ hè, do công việc gia đình bận rộn, nhờ bà ngoại trông giúp bé, nên bé hầu như chỉ ở quanh quẩn ở nhà, xem tivi và chơi game trên smart phone”, BS. Vinh cho biết.
Hội chứng TIC có rất nhiều biểu hiện đa dạng, bao gồm: rối loạn giật cơ đồng thời hoặc luân chuyển như: cơ mắt, cơ miệng, vai và bụng và cả rối loạn co giật âm thanh thành những tiếng “hực, hực…” như chó hộc ra từng tiếng một.
Theo BS. Vinh, hội chứng này không có nguyên nhân cụ thể và hầu như không gây nguy hiểm gì cho bệnh nhân. Tuy nhiên, việc sử dụng máy tính bảng, smartphone hay xem tivi nhiều quá trong khi trẻ đang trong thời gian trưởng thành, mắt và cơ vùng mắt bị kích thich nhiều nhất, khiến càng làm trầm trọng thêm hội chứng TIC.
Việc điều trị không có thời gian cố định, và điều trị theo từng cá nhân. Chủ yếu là thư giãn, không dùng thuốc, cai games, bớt coi hoạt hình. Nếu không được sửa chữa và điều trị kịp thời, bé có thể hình thành nên những tật xấu và khi trưởng thành những tật này làm ngoại hình của bé không được đẹp mắt.
Theo SKĐS