Menu
×

Ứng xử giao tiếp khi gia đình có người bệnh ung thư

Ngày đăng: 21/11/2017 In bài viết này

SKNT - Đối với người được chẩn đoán là mắc bệnh ung thư thì cách giao tiếp, ứng xử của các thành viên trong gia đình với nhau và với người bệnh có vai trò then chốt trong việc điều trị bệnh và ảnh hướng tới tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Giao tiếp tích cực giữa các thành viên trong gia đình sẽ hỗ trợ điều trị tốt cho người bệnh ung thư

Sau khi nghiên cứu về đề tài giao tiếp của các thành viên trong gia đình có người mắc bệnh ung thư gần một thập kỷ, giáo sư về giao tiếp Wayne Beach đã kết luận về lợi ích mang đến cho những bệnh nhân ung thư từ việc trao đổi tích cực ..

Ông nói trong bản tin rằng “bệnh nhân ung thư sẽ thích ứng và chữa bệnh tốt hơn tùy thuộc vào giao tiếp của các thành viên trong gia đình với họ. Không có những giao tiếp phù hợp, người bệnh sẽ khó khăn trong quá trình điều trị, ảnh hưởng từ tâm lý đến hiệu quả điều trị là rất lớn. Nếu sống trong một gia đình bất hóa giữa các thành viên, không khi gia đình luôn nặng nề căng thẳng sẽ dẫn đến những hậu quả xấu cho quá trình điều trị của người bệnh.

 Nghiên cứu cho thấy rằng người bệnh sẽ có thích ứng tốt hơn với các liệu trình điều trị khi họ và những thành viên trong gia đình có những chia sẻ câu chuyện, hồi tưởng lại về những điều tốt đẹp trong quá khứ, nói về những hy vọng cũng như lắng nghe những lo lắng buồn phiền của người bệnh. Người bệnh sẽ được giao tiếp với các thành viên trong gia đình như bình thường và câu chuyện sẽ là các vấn đề của đời sống, quá trình điều trị và can thiệp y tế.

Hiện nay ung thư được coi là chẩn đoán ác nghiệt, nhưng theo các nhà nghiên cứu cho rằng sự trao đổi giữa bệnh nhân và những người thân yêu trong gia đình nên tập trung chủ đề câu chuyện vào sự sống, không phải là cái chết.

Nếu bạn nghe ai đó bị chẩn đoán là ung thư, tự nhiên sẽ có khuynh hướng nghĩ về nó cứ như là án tử hình. Nhưng thực tế các nhà khoa học đã và đang nghiên cứu ra nhiều phương pháp điều trị, kéo dài sự sống hàng chục năm cho người bệnh ung thư, và hơn hết ý chí của người bệnh và những tư tưởng quan điểm và giao tiếp của những người trong gia đình, xã hội ảnh hưởng đến sức khỏe hiệu quả điều trị bệnh rất lớn, hãy hy vọng nhiều hơn là tuyệt vọng.

Chúng tôi xin đưa ra một số điều nên làm và không nên làm cho người thân của mình khi bị chẩn đoán ung thư.

Nên làm:

  • Khuyến khích và lạc quan.
  • Nói một cách thường xuyên.
  • Cởi mở về cảm giác của Bạn.
  • Lắng nghe một cách chủ động về chuyện mà người bệnh đang nói.
  • Cho phép người bệnh bộc lộ và chia sẻ nỗi sợ của họ.

Không nên làm:

  • Giữ im lặng
  • Tránh nói về ung thư hoặc bất cứ thứ gì mà có liên quan đến chẩn đoán đó.
  • Nói đi nói lại hoặc tập trung vào những điều tiêu cực.

Thu Trang