Menu
×

Thuốc chữa chán ăn ở người lớn, người già?

Ngày đăng: 12/10/2017 In bài viết này

SKNT - Ngày nay, dưới áp lực công việc, các stress nên nhiều người trưởng thành gặp phải các vấn đề về ăn uống như không ngon miệng, chán ăn dẫn đến sụt cân, làm cơ thể thiếu chất có thể gây ra một số rối loạn chuyển hoá.

Ngày nay, dưới áp lực công việc, các stress nên nhiều người trưởng thành gặp phải các vấn đề về ăn uống như không ngon miệng, chán ăn dẫn đến sụt cân, làm cơ thể thiếu chất có thể gây ra một số rối loạn chuyển hoá. Bài tổng hợp này sẽ cung cấp cho chúng ta một số kiến thức về nguyên nhân, cách điều trị, cách chữa chán ăn ở người lớn đặc biệt người cao tuổi.

Chán ăn: Ảnh minh họa

1. Nguyên nhân làm giảm cảm giác ngon miệng

Nhiều lý do dẫn đến việc chán ăn hay ăn không ngon miệng, nguyên nhân có thể là biểu hiện của bệnh lý hoặc những vấn đề tâm sinh lý như sau:

- Mất ngủ, stress: tình trạng căng thẳng, áp lực công viêc, gia đình làm thiếu ngủ, mất ngủ khiến cơ thể mệt mỏi, không muốn ăn hay không có cảm giác ngon miệng khi ăn.

- Rối loạn tiêu hoá: là dạng bệnh lý ở đường tiêu hoá gây đầy bụng, trướng bụng ăn không tiêu có thể táo bón do stress.

- Ăn kiêng lâu ngày: nhiều người do ăn kiêng một cách cực đoan do lo sợ béo phì, do lo sợ bệnh tật (đái tháo đường) kéo dài, có thể khiến dạ dày thu hẹp lại, xuất hiện cảm giác chán ăn hoặc ăn một chút sẽ gây no hoặc buồn nôn

- Bệnh Anorexia nervosa: là một hội chứng người bệnh luôn ám ảnh về việc mình bị thừa cân, dẫn đến việc thường xuyên gây nôn để loại bỏ thức ăn. Bệnh này thường gặp ở thanh thiếu niên và phụ nữ.

2. Các phương pháp kích thích ăn ngon miệng

Tuỳ vào các tình trạng từng người đặc biệt là nguyên nhân mà lựa chọn pháp đồ điều trị thích hợp. Sử dụng thuốc chỉ khi có chỉ định của thầy thuốc.

2.1 Thuốc kích thích ăn ngon miệng:

Do thuốc có nhiều tác dụng phụ nguy hiểm nên chỉ sử dụng thuốc khi có bệnh lý bắt buộc.

- Các dẫn xuất của nhóm glucocorticoid: dexamethason, prednisolon, hyrocoritison có thể làm kích thích cảm giác thèm ăn, tăng cân. Tuy nhiên, do có nhiều tác dụng phụ như tăng cân do tác dụng giữ muối nước của thuốc. Sử dụng kéo dài gây ra nhiều tác dụng phụ nguy hiểm như: suy tuyến thượng thận, hội chứng Cushing... Tuyệt đối không được sử dụng nhóm thuốc này để kích thích ăn ngon nếu không có chỉ định của bác sĩ.

- Nội tiết tố tổng hợp của progesterol: hai nội tiết tố tổng hợp của Progesterol là megestrol acetate và medroxyprogestrone acetate có tác dụng kích thích ăn ngon miệng ở người lớn. tuy nhiên chỉ định liều hiệu quả chưa rõ ràng nên ít được sử dụng.

- Một số thuốc kháng histamin H1: ketotifen, cyproheptandin… làm ức chế các thụ thể của seretonin ở thần kinh tạo cảm giác thèm ăn. Do tương đối an toàn, nên một số bác sĩ lợi dụng tính chất này để điều trị chứng chán ăn ở trẻ em và người lớn.

- Một số thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương: acid valproic (điều trị động kinh); mirtazapine cũng có tác dụng kích thích cảm giác thèm ăn.

- Một số vitamin và các chất có thể kích thích ăn ngon: Vitamin B1 có khả năng kích thích ăn uống ở phụ nữ trung niên hay những đối tượng thiếu hụt vitamin này ở mức độ nhẹ; Lysin, arginin giúp kích thích ăn ngon, dễ tiêu hóa; Melatonin, magie, ginkgo biloba, vitamin b6 giúp bồi bổ thần kinh, giảm stress.

2.2 Các biện pháp không dùng thuốc

- Tạo không khí vui vẻ trong gia đình và khi ăn để tạo cảm giác ngon miệng

- Thay đổi món ăn thường xuyên tránh cảm giác nhàm chán

- Hạn chế sử dụng thức uống có gas hay bữa ăn nhiều dầu mỡ làm khó tiêu

- Ăn chậm nhai kỹ để thưởng thức và cảm nhận vị ngon của món ăn

- Tránh ăn quá nhiều trong một bữa, tránh bữa no bữa đói quá

- Tăng cường hoạt động thể lực, tập thể dục, vận động.

https://suckhoenoitiet.net/