Menu
×

Phác đồ điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả

Ngày đăng: 22/11/2017 In bài viết này

SKNT - Khi bạn có những cơn chóng mặt, xây xẩm lại diễn ra thường xuyên, chỉ muốn nằm, đi lại nhiều sinh ra nôn mửa. Nhưng khi nằm xuống cứ mở mắt ra là thấy giường chiếu chao đảo, nhà cửa xiêu vẹo; trần nhà, bóng đèn xoay hết, còn nhắm mắt lại thì cảm giác cứ như lênh đênh trên biển, hãy chú ý vì bạn đã có những dấu hiệu rõ ràng của chứng rối loạn tiền đình.

Rối loạn tiền đình là gì?

Những cơn chóng mặt, xây xẩm là dấu hiệu của bệnh rối loạn tiền đình

Anh Trung (Hải Dương) là trụ cột chính trong gia đình, là bố của 2 cậu con trai kháu khỉnh. Thế nhưng vì chứng rối loạn tiền đình đeo bám suốt 5 năm qua, anh đã không thể gánh vác và chăm sóc gia đình một cách chu đáo. Bệnh nặng lên một phần cũng vì chủ quan.Trước đây, thỉnh thoảng anh chỉ chóng mặt một lát, nằm lúc là thấy đỡ nên anh không để ý, coi thường. Tuy nhiên, 2 năm gần đây những cơn chóng mặt, xây xẩm lại diễn ra thường xuyên hơn. Khi ngồi xuống, đứng lên hoặc sáng dậy ra khỏi giường anh thường xây xẩm hết mặt mày, phải ngồi bệt xuống hoặc vịn vào tường một lúc sau mới ổn định. Anh Trung chia sẻ:“Lúc đấy chỉ muốn nằm thôi, chứ đi lại nhiều lại sinh ra nôn mửa. Nhưng khổ nỗi khi nằm xuống cũng có dễ chịu hơn đâu, cứ mở mắt ra là  thấy giường chiếu chao đảo, nhà cửa xiêu vẹo; trần nhà, bóng đèn xoay hết, còn nhắm mắt lại thì cảm giác cứ như lênh đênh trên biển vậy”.

Tiền đình là vùng nằm ở phía sau ốc tai, là một hệ thống có vai trò quan trọng trong duy trì thăng bằng, phối hợp cử động mắt, đầu và thân mình. Rối loạn tiền đình là hội chứng của nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng biểu hiện chung thường thấy là chóng mặt, mất thăng bằng, tim đập nhanh, buồn nôn, nôn nao, vã mồ hôi, cơ thể mệt mỏi... trong đó chóng mặt là triệu chứng hay gặp nhất, các bệnh nhân thường cảm thấy mọi thứ xung quanh xoay tròn rồi cảm thấy cơ thể mất thăng bằng đi đứng không vững. Khả năng giữ thăng bằng cơ thể tùy thuộc vào các cảm giác đến từ ba vùng chính là mắt, tai trong và các thớ thịt, khớp xương. Bộ phận mê đạo và tiền đình ở tai trong có trách nhiệm cung cấp cho não bộ các cảm giác về tư thế, vị trí và sự xoay của cơ thể cũng như sự hiện diện các vật chung quanh. Các chuyển động như quay mình, nghiêng qua phải qua trái, tới phía trước phía sau, lên trên hay xuống dưới đều được các bộ phận này ghi nhận. Não bộ tiếp nhận, phân tích, phối hợp các tín hiệu này để giữ vững cơ thể. Khi não bộ không sử dụng được các tín hiệu này hoặc các tín hiệu không rõ rệt, trái ngược nhau thì ta sẽ bị mất thăng bằng.

Khi thấy mình có những biểu hiện của rối loạn tiền đình, nên đi thăm khám sớm để các bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

Các triệu chứng mà bệnh nhân rối loạn tiền đình thường gặp là:

Cảm giác cơ thể mình hoặc sự vật chung quanh đang quay hoặc di động

Mất thăng bằng, đi đứng không vững

Phải vịn vào vật tựa nào đó mới đứng lên và bước tới được

Đầu nhẹ lâng lâng

Muốn xỉu, ngã

Yếu, mệt

Kém tập trung

Mắt mờ khi quay cổ, cử động đầu

Buồn nôn, ói mửa

Các triệu chứng xuất hiện bất thường trong một thời gian ngắn hoặc kéo dài lâu hơn.

Nguyên tắc phác đồ điều trị rối loạn tiền đình

 Điều trị rối loạn tiền đình cần được làm giảm các cơn đau đầu, chóng mặt bằng phác đồ thuốc:

 Đối với điều trị triệu chứng chóng mặt, chúng ta có các nhóm sau:

1. Antihistamine

+ Meclizine (Antivert, Bonine)

+ Dimenhydrinate

2. Anticholinergic

+ Scopolamine

3. Sympathomimetic: Amphetamine, Ephedrine

Các bác sĩ sẽ thăm khám và quyết định dùng phác đồ nào điều trị rối loạn tiền đình để có thể giảm nhanh chóng triệu chứng rối loạn tiền đình.

Điều trị rối loạn tiền đình bằng tập luyện

Tập luyện thể dục thường xuyên và nhẹ nhàng, nghỉ ngơi và thư giản đầy đủ phù hợp với sức khỏe của người bệnh. Tuy nhiên người bệnh nên được giám sát và hướng dẫn để tránh những chuyển động liên quan đến đầu đột ngột mà có thể tạo ra cơn chóng mặt, hoa mắt.

 Người mắc rối loạn tiền đình không nên ăn hoặc uống quá nhiều đồ dầu mỡ, cay, nóng thay vào đó là rau quả và đồ mát và không quá nhiều muối trong món ăn, ngoài ra nên tập thể dục thường xuyên; ban đêm, để đèn ngủ sáng cho dễ quan sát sự vật chung quanh; không ngồi liên tục quá lâu, nhất là ngồi máy tính; hạn chế uống rượu, cà phê, thuốc lá; tránh tiếp xúc với các chất hoặc thực phẩm có mùi vị kích thích; tránh quay cổ hoặc đứng lên ngồi xuống quá nhanh; tránh lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh nếu thường xuyên bị choáng váng; giảm căng thẳng, lo âu, hoảng hốt; tránh leo trèo cao; hợp tác với thầy thuốc để việc điều trị được tốt.

 Khi thấy mình có những biểu hiện của rối loạn tiền đình, bạn nên đi thăm khám sớm để các bác sĩ chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả.

 

Bình Nguyên