Menu
×

Khả năng tái nhiễm khuẩn ở vết thương - mối nguy hiểm được báo trước

Ngày đăng: 26/03/2018 In bài viết này

SKNT - Việc chăm sóc một vết thương da thịt là điều không hề dễ dàng. Như chúng ta cũng đã biết tuỳ vào từng loại vết thương để có được cách xử lý đúng đắn, phù hợp. Điều trị đã khó nhưng để chăm sóc vết thương không bị tái nhiễm trùng cũng là điều quan trọng không hề kém.

Chúng ta có thể hiểu một cách nôm na là vết thương đã được chữa trị, tuy nhiên trong quá trình chăm sóc do một vài yếu tố nguy cơ khiến vết thương trở nặng hơn có dấu hiệu đau, loét hay chảy mủ,…những dấu hiệu đó cho thấy vết thương đang có dấu hiệu tái nhiễm khuẩn, cần được xử lý kịp thời.

Vết thương bị tái nhiễm khuẩn (Ảnh minh hoạ)

Bạn Hoàng Văn T (23 tuổi, Hà Nội) Bị vết bỏng bô xe máy, lúc bị bỏng không được sơ cứu kịp thời. Do vô ý làm vỡ bọng  nước chủ quan không làm các biện pháp khử trùng và nay đã được 10 ngày nhưng ngày càng có hiện tượng đau hơn, đi lại khó khăn. Đây có thể coi là một hiện tượng vết thương bị tái nhiễm khuẩn vì không được điều trị kịp thời.

Hay đối với các bệnh nhân bị biến chứng gây nên các vết thương ở tay chân là trường hợp rất dễ bị tái nhiễm khuẩn. Trường hợp của Bệnh nhân Nguyễn Thị Dòng  68 tuổi, mắc đái tháo đường khoảng 10 năm nay, gần đây thấy chảy nước kẽ chân, khi đến viện đã bị loét bàn chân, hoại tử chân bên trái, mất da toàn bộ phần mu chân. Bệnh nhân có sưng, nóng, đỏ, đau tại chỗ và sốt. Do tình trạng nhiễm khuẩn khó liền nên các bác sĩ đã chỉ định cắt cụt tới cẳng chân; Bệnh nhân không muốn cắt do ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ, tâm lý người bệnh.

Vậy đâu là biện pháp để xử lý các trường hợp vết thương bị tái nhiễm khuẩn?

Việc sử dụng kháng sinh hiện nay đã không còn là giải pháp tối ưu nhất mà các bác sỹ lựa chọn. Bởi, trước hết là do chi phí cho việc sử dụng khá là đắt đỏ ngươi dân khó chi trả kịp. Bên cạnh đó là tình trạng kháng kháng sinh ngày càng phổ biến và ngành y tế thế giới đã ra quy định cố gắng đẩy lùi việc sử dụng kháng sinh trong khám chữa bệnh, tránh tình trạng kháng kháng sinh ngày một nhiều lên. Phương pháp hiện nay được ngành y tế đánh giá tương đối cao trong việc điều trị các vết thương tái nhiễm khuẩn dó là công nghệ Plasma do Tiến sỹ Đỗ Hoàng Tùng và Tiến sỹ Nguyễn Thế Anh – Viện Vật lý- Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, những người đặt nền móng đầu cho sự xuất hiện của công nghệ mới này ở nước ta.

Tiến sỹ Đỗ Hoàng Tùng và Tiến sỹ Nguyễn Thế Anh bên chiếc máy Plasma do họ chế tạo ra

Chỉ sau 4 năm nghiên cứu, họ đã cho ra đời máy PlasmaMed một trong những chiếc máy phát tia plasma đầu tiên trên thế giới dựa trên nguyên lý hồ quang trượt.

Quá trình tiến triển của vết thương sau mỗi lẫn chiếu tia Plasma lạnh

Chỉ với vài lần chiều tia Plasma lạnh vào vết thương bị tái nhiễm khuẩn người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu và vết thương sẽ khô dần lại. Ví dụ như trường hợp của bà Dòng chúng ta vừa kể trên: Khi chưa được chữa trị bằng tia Plasma mà mỗi ngày bà phải điều trị bằng kháng sinh, ngày 2 lọ truyền với chi phí tổng cộng hơn 1 triệu đồng chưa kể các thuốc khác và chi phí nằm viện,… Các bác sĩ đã quyết định điều trị, kiểm soát loét bàn chân theo phương pháp mới, sử dụng tia Plasma lạnh. Kết quả bệnh nhân giảm sốt sau 1 tuần, tại chỗ các dấu hiệu của viêm giảm ngay từ lần thứ 3 chiếu tia và sau 6 lần chiếu thì các dấu hết các dấu hiệu nhiễm khuẩn, giảm rõ rệt nguy cơ nhiễm khuẩn. Bệnh nhân tiếp tục được điều trị bằng Plasma lạnh với mục đích tăng sinh tổ chức hạt và kích thích biểu bì hóa. Sau 8 tuần bệnh nhân liền hoàn toàn đặc biệt là không phải ghép da toàn bộ vùng mu chân. Đó thực sự là niềm hạnh phúc đối với bệnh nhân và gia đình.

Quả thực, phương pháp mới mà Công ty Cổ phần Plasma tạo ra đã mang lại giá trị nhân văn hết sức lớn lao cho cộng đồng xã hội, nhất là trong việc điều trị các vết thương bị tái nhiễm khuẩn.

Thiên Lý (T/H)